Báo Cáo Ngành Dệt May 2021

Báo Cáo Ngành Dệt May 2021

Tổng giá trị xuất khẩu dệt may tăng 21,6% svck trong 6T22, chỉ hoàn thành 44% kế hoạch năm 2022. Chúng tôi cho rằng áp lực lạm phát và chênh lệch tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dêt may trong 2 quý tới. Do đó, chúng tôi khuyến nghị Trung lập đối với cổ phiếu ngành dệt may.

Tổng giá trị xuất khẩu dệt may tăng 21,6% svck trong 6T22, chỉ hoàn thành 44% kế hoạch năm 2022. Chúng tôi cho rằng áp lực lạm phát và chênh lệch tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dêt may trong 2 quý tới. Do đó, chúng tôi khuyến nghị Trung lập đối với cổ phiếu ngành dệt may.

CTCP Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công (TCM)

- Doanh thu tháng 10/2022 đến từ 3 mảng chính trong đó sản phẩm may chiếm 76%, vải chiếm 15% và sợi chiếm 7% tổng doanh thu.

- TCM xuất khẩu hàng dệt may đi nhiều nước lớn trên thế giới. Xuất khẩu tháng 10 sang Châu Á chiếm tỷ trọng cao nhất 57% trong đó Hàn Quốc chiếm 24.28%, Nhật chiếm 18.19%. Tiếp đến là Châu Mỹ chiếm 40% trong đó Mỹ chiếm 35.32% và cuối cùng là Châu Âu chiếm 3%. Mặc dù tình hình xuất khẩu trong những tháng gần đây bị ảnh hưởng chung của thị trường thế giới đặc biệt là thị trường Mỹ và Châu Âu, nhưng nhờ vào sự đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào (TCM tự chủ được 80% nguồn nguyên liệu sản xuất) đã giúp TCM bị ảnh hưởng nhẹ hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành khác.

- Ngoài ra, vào tháng 4/2022 nhà máy Vĩnh Long giai đoạn 2 với tổng công suất 9 triệu sản phẩm/năm đã bắt đầu đưa vào hoạt động 5/29 chuyền may đầu tiên. Tuy nhiên do thiếu hụt đơn hàng nên đến tháng 10/2022 TCM mới vận hành được 9/29 chuyền may và dự kiến sẽ tiếp tục duy trì đến cuối năm.

- Bên cạnh đó là mảng bất động sản của TCM vẫn chưa đi vào đầu tư xây dựng khi vẫn chưa xin được giấy phép xây dựng TC1. Do đó sẽ cần thêm thời gian, theo ban lãnh đạo dự kiến đến Q1/2023 sẽ đi vào triển khai, dự kiến công ty sẽ đi vay 60-70% trên tổng nguồn vốn để hỗ trợ cho dự án.

CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (TNG)

Doanh thu tiêu thụ của TNG đang trong xu hướng giảm khi đạt đỉnh vào hồi tháng 7/2022. Nguyên nhân là do các đơn hàng của công ty đang ngày càng ít đi. Được biết là cơ cấu doanh thu của TNG có đến 97% là xuất khẩu và chỉ 3% và nội địa, trong các thị trường xuất khẩu thì Mỹ và Châu Âu chiếm đến hơn 80% tổng cơ cấu xuất khẩu của doanh nghiệp, do đó TNG đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ lạm phát và suy thoái tại các quốc gia này khiến doanh thu bị sụt giảm mạnh và trong thời gian tới cũng vẫn sẽ gặp khó khăn lớn.

Bên cạnh đó, mảng Khu công nghiệp với khu công nghiệp Sơn Cẩm 1 sẽ được sử dụng để di chuyển 2 nhà máy là Việt Đức và Việt Thái. Một nửa còn lại sẽ được chuyển nhượng với mức giá cạnh tranh hơn so với các khu công nghiệp lân cận như VSIP là khoảng 3-3.5 USD/m2/tháng. Hiện nay, TNG đã ký ghi nhớ đặt cọc trước cho khoảng 6ha, dự kiến lô đất này sẽ được bán đứt trong năm nay và thu về 138 tỷ với lợi nhuận khoảng 25 tỷ đồng.

Ngoài ra TNG cũng đang nghiên cứu để mở rộng chuỗi giá trị sang các đơn hàng ODM, với biên lợi nhuận cao hơn 3-4 lần so với FOB (hiện tại 80% đơn hàng của TNG là FOB). Hiện nay công ty đang thử nghiệm và nếu thành công, TNG sẽ tăng tỷ trọng của ODM trong tương lai và biên lợi nhuận sẽ được cải thiện đáng kể.

Kết quả kinh doanh của công ty trong Q3/2022 ghi nhận mức doanh thu thuần đạt 515 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ 2021 và giảm nhẹ so với Q2/2022. Tuy nhiên lợi nhuận giảm tương đối so với cùng kỳ và quý trước đó, biên lợi nhuận cũng ghi nhận sự sụt giảm. Nguyên nhân là do hàng tồn kho cao của các khách hàng trong chuỗi giá trị nên lượng đơn hàng giảm. Ban lãnh đạo dự kiến nhu cầu về sợi nguyên sinh vẫn sẽ yếu, trong khi nhu cầu về sợi tái chế sẽ ổn định hơn trong Q4/2022 (đây là sản phẩm chủ lực của STK).

Ngoài ra, hiện tại STK có 2 nhà máy đặt tại Củ Chi (TP.HCM) và Tràng Bảng (Tây Ninh) với tổng công suất thiết kế là 63,300 tấn sợi/năm, những nhà máy này có hệ thống máy móc sản xuất được cả sợi nguyên sinh và sợi tái chế.

Công ty đang triển khai xây dựng nhà máy sợi tổng hợp Unitex. Dự án này có thể mở rộng năng lực sản xuất của STK thêm 60% công suất khi đi vào hoạt động, dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động trong cuối năm 2023.

=> Xem thêm: Chứng khoán hôm nay | Thị trường bao trùm trong sắc đỏ - Tâm lý bi quan trước nghỉ tết

Sáng 7/12, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) tổ chức họp báo công bố chương trình Hội nghị tổng kết 2021 sẽ diễn ra vào ngày 17/12 tới đây. Dự kiến, chương trình được tổ chức dưới 2 hình thức trực tuyến và trực tiếp tại Hà Nội, Đà Nẵng và Tp Hồ Chí Minh, với sự tham gia của các lãnh đạo bộ, ngành, các học giả, chuyên gia kinh tế và lao động, cùng hơn 500 doanh nghiệp hội viên.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VITAS Trương Văn Cẩm chia sẻ, sự kiện nhằm nhìn nhận, đánh giá các hoạt động của ngành và của VITAS trong năm 2021; đề ra các công việc và giải pháp cần thiết mà doanh nghiệp hội viên và VITAS cần tập trung thực hiện trong chiến lược phát triển của ngành giai đoạn 2020 - 2025 và tầm nhìn tới năm 2030.

Theo đại diện VITAS, dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, đặc biệt trong quý III, nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt.

Năm 2021, ngành dệt may xuất khẩu ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020 và tăng 0,3% so với năm 2019. Đây là nỗ lực của toàn ngành trong bối cảnh tốc độ phục hồi của kinh tế thế giới có xu hướng chậm lại. Báo cáo của Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) vào tháng 10/2021 đã chỉ ra rằng, tổng sản phẩm xuất khẩu hàng hóa của thế giới năm 2021 ước tính đạt 17,35 nghìn tỷ USD, giảm 1,3% so với mức 17,58 nghìn tỷ USD năm 2020 và giảm 8,75 % so với năm 2019 .

Năm 2022, dự báo tình hình dịch bệnh trên thế giới và Việt Nam vẫn diễn biến rất phức tạp, khó lường, song ngành dệt may Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Theo đó, các thị trường lớn như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU)... đã mở cửa trở lại. Đặc biệt, Việt Nam đã thay đổi chính sách từ zero COVID sang vừa thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 vừa phục hồi và phát triển kinh tế theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ.

Năm 2023, trên cơ sở tình hình diễn biến dịch bệnh và sự triển khai quyết liệt, thống nhất Nghị quyết 128/CP-NQ của Chính phủ từ Trung ương đến địa phương, VITAS xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng.

Theo đó, kịch bản tích cực nhất phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 42,5 – 43,5 tỷ USD, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát cơ bản vào quý I/2022. Kịch bản trung bình đạt 40 – 41 tỷ USD, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát giữa năm 2022. Kịch bản thấp nhất đạt 38 – 39 tỷ USD, trong trường hợp dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, kéo dài đến cuối năm 2022 .

Về phía VITAS sẽ tiếp tục kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hình thành chuỗi cung ứng; mở rộng thị trường xuất khẩu; tham gia và hoạt động tích cực tại nhiều tổ chức quốc tế lớn chuyên ngành dệt may như Liên đoàn các Nhà sản xuất dệt may quốc tế (ITMF), Liên đoàn Dệt May Đông Nam Á (AFTEX), Liên đoàn Thời trang châu Á (AFF)...

Ngoài ra, kết nối các doanh nghiệp với nhiều tổ chức và hiệp hội dệt may quốc tế, tranh thủ chuyên gia, kinh nghiệm, kinh phí để mở các lớp đào tạo về kỹ thuật, thiết kế, bán hàng, xây dựng thương hiệu...

Thời gian tới, hiệp hội phát huy vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp dệt may với Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước để phản ánh những vướng mắc về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành, thuế, hải quan, lao động tiền lương, bảo hiểm…; đồng thời, chủ động tham gia xây dựng chính sách hỗ trợ, đàm phán cùng Chính phủ về hiệp định thương mại tự do nhằm tạo thuận lợi thương mại cho cộng đồng doanh nghiệp dệt may.

Cũng theo VITAS, tại hội nghị tổ chức ngày 17/12 tới đây, bên cạnh các báo cáo trình bày, tham luận cập nhật tình hình thị trường dệt may thế giới, xu thế tiêu thụ, chuyển dịch sản xuất, thời trang trong bối cảnh dịch COVID-19, hội thảo sẽ đề cập tới những cơ hội và thách thức cho ngành trong điều kiện bình thường mới, cũng như mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp của ngành năm 2022.

Song song đó, hội thảo sẽ có phần đối thoại giữa các bên đại diện quản lý nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp dệt may, công đoàn, nhãn hàng và đại diện tổ chức quốc tế.