Công Ty Gia Đình Là Gì

Công Ty Gia Đình Là Gì

Nghe nói đến công ty gia đình, nhiều bạn ứng viên sẽ cảm thấy ái ngại, không muốn ứng tuyển vì cho rằng đây là nơi hội tụ quyền lợi cho con ông cháu cha, không có cơ hội cho những nhân sự không có huyết thống. Sự thật công ty gia đình là gì, liệu có phải môi trường làm việc thiếu tính minh bạch như nhiều người vẫn nghĩ không, và đâu là sự lựa chọn tốt nhất cho ứng viên? Quân sư TalentBold sẽ phản hồi mọi thắc mắc qua bài viết sau đây. MỤC LỤC: 1. Công ty gia đình là gì? 2. Cách nhận biết công ty gia đình 3- Lợi ích và Nhược điểm của công ty gia đình 4. Có nên làm việc tại công ty gia đình 5- Một số công ty gia đình lớn tại Việt Nam

Nghe nói đến công ty gia đình, nhiều bạn ứng viên sẽ cảm thấy ái ngại, không muốn ứng tuyển vì cho rằng đây là nơi hội tụ quyền lợi cho con ông cháu cha, không có cơ hội cho những nhân sự không có huyết thống. Sự thật công ty gia đình là gì, liệu có phải môi trường làm việc thiếu tính minh bạch như nhiều người vẫn nghĩ không, và đâu là sự lựa chọn tốt nhất cho ứng viên? Quân sư TalentBold sẽ phản hồi mọi thắc mắc qua bài viết sau đây. MỤC LỤC: 1. Công ty gia đình là gì? 2. Cách nhận biết công ty gia đình 3- Lợi ích và Nhược điểm của công ty gia đình 4. Có nên làm việc tại công ty gia đình 5- Một số công ty gia đình lớn tại Việt Nam

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh có cần phải có số lượng lao động dự kiến không?

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh có cần phải có số lượng lao động dự kiến không, thì theo quy định tại khoản 7 Điều 23 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

Theo quy định trên thì Số lượng lao động dự kiến là nội dung chủ yếu của giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Cho nên giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh phải số lượng lao động dự kiến.

Tôn trọng chính sách công ty

Định hướng của bạn không chắc sẽ gắn bó lâu dài cùng công ty gia đình mà mình đang làm việc, vì vậy đừng khó chịu hay phản bác trước những chính sách đãi ngộ ưu ái người nhà mà quản lý hoặc công ty dành cho một ai đó. Rất nhiều đồng nghiệp khác cũng nhận ra điều đó đâu, vì vậy, hãy xem đó như một điều hiển nhiên, chỉ cần những thỏa thuận quyền lợi mà công ty thỏa thuận với bạn khi ký hợp đồng vẫn thực hiện đầy đủ là được.

- Lợi ích và Nhược điểm của công ty gia đình

Thành viên giữ vai trò chủ gia đình cũng sẽ giữ vai trò cao nhất trong công ty, nắm quyền quyết định mọi quyết sách hoạt động dựa trên lợi ích dài hạn của cả gia tộc.

Quyền lợi của công ty chính là quyền lợi của gia đình, vì vậy, với một bộ máy quản lý toàn là người nhà thì việc nhất quán trong quản lý và điều phối công việc sẽ thuận lợi hơn, thống nhất chiến lược nhanh và hiệu quả.

Là thành viên trong gia đình nên mọi người khá hiểu lẫn nhau, và cũng hiểu rõ quyền lợi chỉ có thể tối ưu khi họ cùng đứng trên một chiến tuyến. Ngoài những yếu tố về cấp bậc chức vụ thì cấp bậc huyết thống gia đình cũng góp phần nâng cao mức độ đoàn kết, tin tưởng lẫn nhau trong công ty gia đình.

Nắm giữ tỷ lệ vốn lớn, nắm giữ vị trí chức vụ quan trọng nên hầu hết các thành viên tham gia quản lý trong công ty gia đình đều ý thức cao trách nhiệm chuyên môn phải hoàn thành. Họ phối hợp khá ăn ý và dễ dàng trong các hoạt động dạng kết nối nhiều khâu, nhiều chuyên môn, giúp cho tốc độ triển khai được nâng cao.

Sự lãng phí hay liều lĩnh trong sử dụng tài chính được hạn chế tối đa, vì mọi thành viên hiểu rõ tiền là của chính họ, mọi sự bất cẩn đều dẫn đến hao hụt cho toàn bộ gia tộc. Vì vậy, vấn đề tài chính được kiểm soát khá chặt chẽ, dễ dàng phát hiện lỗ hổng trong chi tiêu, cũng dễ dàng điều chỉnh thắt chặt chi tiêu khi cần thiết.

Việc kêu gọi thêm vốn hoặc nguồn lực từ bên ngoài góp vào công ty gia đình thường khá khó khăn. Bởi lẽ, các nhà đầu tư chỉ được góp một tỷ lệ rất nhỏ, trong khi quyền quản lý điều hành vẫn nằm trong tay các thành viên gia đình chủ công ty. Họ cảm thấy rủi ro nên rất cân nhắc khi đầu tư, dù là đầu tư tiền bạc hay đầu tư vật chất (máy móc, thiết bị…)

Nhân lực giỏi thì luôn mong muốn thăng tiến chức vị, nhưng với công ty gia đình, điều này không dễ, trừ khi tương lai nhân sự đó trở thành một thành viên của gia đình qua việc kết hôn hay được nhận làm con nuôi hợp pháp. Chưa kể, những bất cập về tính công bằng trong quyền lợi giữa nhân viên là người thân gia đình và nhân viên bình thường cũng dễ khiến nhân viên giỏi nản lòng.

Phong cách làm việc trong công ty gia đình ít nhiều cũng mang tính tuân thủ, giống như việc con cháu phải nghe lời ông bà, cha mẹ trong gia đình vậy. Do đó, theo thời gian, chất lượng đổi mới, cải tiến trong công ty gia đình có thể bị giảm sút do vai trò quyết định vẫn nằm ở những người tuổi đời cao, dù kinh nghiệm nhiều nhưng họ khó nhạy bén với thị trường đa chiều.

Không phải là tất cả nhưng rất nhiều công ty gia đình, thế hệ kế thừa không có đủ năng lực, sự tài ba như cha ông ngày trước. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả hoạt động trong tương lai cũng như giá trị sự nghiệp của gia tộc khi mà toàn bộ quyền điều hành chỉ bàn giao cho người trong gia đình.

Đây là điều khó tránh nhất là khi nói đến quyền lợi kinh tế giữa các thành viên. Nếu phát sinh mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn này rất có thể sẽ được đem vào công ty làm cho guồng máy hoạt động ngay lập tức xuất hiện tình trạng thiếu hợp tác, nhân viên cũng bị vạ lây.

Cư xử hòa nhã, bình thường

Không cần phải e sợ hoặc nhiệt tình thái quá với người nhà của Sếp hoặc những thành viên quản lý khác. Tốt nhất giữ một thái độ hòa nhã, thân thiện như đối với những thành viên khác. Như vậy, bạn vừa không phải mất nhiều thời gian để tâm đến họ, tập trung cho công việc chính, vừa không khiến Sếp à người nhà Sếp “để ý” đến bạn, công việc cũng sẽ suôn sẻ hơn.

Cách nhận biết công ty gia đình

Như đã nói, pháp luật không ràng buộc khái niệm công ty gia đình, cũng không bắt buộc họ phải bó hẹp hình thức thành lập doanh nghiệp (công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh…). Do vậy, về mặt pháp lý thành lập, không có sự khác biệt, chỉ khi nhin vào cơ cấu tổ chức nội bộ thì mới thấy những điểm khác biệt nổi bật:

Các chức danh chủ chốt có vai trò quyết định chiến lược, điều hành hệ thống vận hành công ty đều do những thành viên trong gia đình đảm nhận. Ngoài người thân ruột thịt (anh chị em, con cái, cháu ruột…)  thì những thành viên như con dâu, con rể, con được nhận nuôi hợp pháp… cũng được tính là thành viên trong đại gia đình.

Các công ty gia đình hoạt động theo hình thức cha truyền con nối, có sự kế thừa liên tiếp nhiều đời nên nói về thâm niên tồn tại hoạt động thì con số vài trăm năm cũng không phải là hiếm.

Hầu hết vốn điều lệ hoặc cổ phần của công ty gia đình đều do các thành viên gia đình tự đóng góp, tỷ lệ lên đến 100%. Điều này đảm bảo sự chủ động và nhất quán trong hoạt động tài chính của công ty gia đình.

Công ty gia đình là gì? Khi mở công ty gia đình thì nên mở theo loại hình doanh nghiệp như thế nào?

Hiện nay pháp luật không có quy định về công ty gia đình là gì. Nhưng có thể hiểu công ty gia đình là một hình thức tổ chức và quản lý doanh nghiệp trong đó thành viên trong gia đình đóng vai trò quan trọng và tham gia vào hoạt động điều hành và quản lý của công ty.

Đây là một mô hình phổ biến và tồn tại lâu đời trong các doanh nghiệp tư nhân ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam.

Theo như Luật Doanh nghiệp 2020 thì hiện nay có 05 loại hình doanh nghiệp như sau: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Khi mở công ty gia đình thì có thể tham khảo lựa chọn 02 loại hình doanh nghiệp dưới đây:

Theo tại Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

Công ty hợp danh phù hợp với công ty gia đình mà các thành viên trong gia đình muốn hợp tác với nhau.

Tại Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phù hợp với các công ty gia đình có quy mô trung bình và lớn.

Lưu ý: Để duy trình tính chất gia đình của công ty, các thành viên trong gia đình cần phải nắm giữ phần lớn số vốn điều lệ và các vị trí lãnh đạo, quản lý trong công ty.

Công ty gia đình là gì? Khi mở công ty gia đình thì nên mở các loại hình doanh nghiệp như thế nào? (Hình từ Internet)