Ngày nay, khi thế giới đang “số hóa”, nhu cầu sử dụng các phần mềm, ứng dụng trên các thiết bị smartphone, máy tính,... ngày càng tăng cao và trở nên phổ biến. Kéo theo đó là sự xuất hiện và lên ngôi của các lập trình viên, IT business analyst, IT helpdesk chuyên nghiệp. Đây hiện đang là công việc đem lại mức thu nhập cao nhưng cũng đòi hỏi rất nhiều kiến thức chuyên môn khó nhằn. Sau đây, hãy cùng CareerViet tìm hiểu ngay về ngành nghề “thời đại 4.0” này nhé!
Ngày nay, khi thế giới đang “số hóa”, nhu cầu sử dụng các phần mềm, ứng dụng trên các thiết bị smartphone, máy tính,... ngày càng tăng cao và trở nên phổ biến. Kéo theo đó là sự xuất hiện và lên ngôi của các lập trình viên, IT business analyst, IT helpdesk chuyên nghiệp. Đây hiện đang là công việc đem lại mức thu nhập cao nhưng cũng đòi hỏi rất nhiều kiến thức chuyên môn khó nhằn. Sau đây, hãy cùng CareerViet tìm hiểu ngay về ngành nghề “thời đại 4.0” này nhé!
Hiện nay, nhu cầu về tuyển dụng lập trình viên đang tăng nhanh, hàng ngày có hàng trăm việc làm mới cần nhân lực đáp ứng cho vị trí này. Bên cạnh đó, với những cơ hội việc làm fulltime, rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng các lập trình viên trẻ cho các vị trí freelancer, làm việc từ xa, thực tập sinh,...
Trên thị trường cung ứng nhân lực về lập trình viên hiện nay vẫn còn thiếu rất nghiêm trọng trải qua 3 năm gần đây. Cụ thể, năm 2019, thị trường dự báo nhu cầu nhân sự về lập trình viên của Việt Nam thiếu hụt từ 70.000 – 90.000, năm 2020 là 100.000 nhân sự và năm 2021 là 190.00 nhân sự và còn có xu hướng tăng lên trong những năm sắp tới đặc biệt là nhân sự chất lượng đáp ứng được nhu cầu công việc của các doanh nghiệp, tổ chức.
Nghề lập trình viên hiện nay có mức lương và mức thu nhập khủng so với các ngành nghề khác, bởi giá trị người làm nghề này mang lại cho doanh nghiệp là vô cùng lớn. Thực trạng nhân sự về lập trình viên hiện nay chính là nguồn cung không đủ cầu nên vô hình chung tăng giá trị thu nhập cho những người đáp ứng được chất lượng công việc.
Xem thêm : Giải mã độ “HOT” ngành công nghệ thông tin trường Đại học Công Nghệ Đông Á
Chính vì nhu cầu thị trường về nhân lực nghề lập trình viên lớn nên tạo rất nhiều cơ hội việc làm cho các bạn nhân sự theo ngành công nghệ thông tin để theo đuổi nghề lập trình viên. Các bạn sẽ không lo thiếu việc, chỉ cần bạn chọn đúng chuyên ngành, cố gắng trau dồi kiến thức, cọ xát và trải nghiệm môi trường làm việc thì sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm với mức lương tốt ngay từ khi bạn mới ra trường.
Trên đây là những đặc điểm về nghề lập trình viên hiện nay. Hy vọng với những thông tin hữu ích này, các bạn trẻ có định hướng theo đuổi nghề lập trình viên sẽ có góc nhìn tổng quan hơn về ngành nghề này. Từ đó chọn được ngôi trường phù hợp để chắp cánh cho đam mê lập trình của mình.
Lập trình web hay Web Developer là vị trí có nhiệm vụ nhận toàn bộ dữ liệu (giao diện web tĩnh) từ bộ phận thiết kế web để xây dựng một hệ thống website hoàn chỉnh có tương tác với cơ sở dữ liệu và tương tác với người dùng thông qua ngôn ngữ máy tính. Ngoài ra, nhân viên lập trình web cũng có thể đảm nhận thêm những nhiệm vụ như quản trị web, hỗ trợ kiểm tra các chỉ số web, bảo trì, nâng cấp các tính năng,... để website hoạt động tốt hơn.
Lập trình viên có thể xây dựng một hệ thống website hoàn chỉnh
Lập trình mobile hay Mobile Developer là những chuyên viên xây dựng, phát triển các ứng dụng trên các thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android, iOS,... Bên cạnh đó là không ngừng cải thiện và tối ưu hóa các ứng dụng này để đem lại cho người dùng trải nghiệm tốt nhất.
Lập trình mobile sẽ xây dựng, phát triển các ứng dụng trên các thiết bị di động
Trước tiên, bạn cần biết về hệ thống nhúng (Embedded System) bao gồm phần cứng (hardware), phần mềm (software) và phần sụn (firmware) được nhúng trong một hệ thống lớn hơn để thực hiện một chức năng cụ thể dựa trên bộ vi xử lý hoặc vi điều khiển. Cụ thể: - Embedded software là phần mềm ghi vào bộ nhớ của thiết bị, thực hiện các nhiệm vụ cấp cao như xử lý dữ liệu, tương tác với các thiết bị khác. Nó có thể được cập nhật, nâng cấp. - Firmware là chương trình hướng dẫn được ghi vào bộ nhớ của thiết bị với các nhiệm vụ cụ thể, thực hiện các nhiệm vụ cấp thấp như chuyển đổi tín hiệu cảm biến. Firmware thường không cần phải cập nhật.
Lập trình Embedded giúp tạo ra các phần mềm điều khiển các thiết bị điện tử
Vậy lập trình Embedded thường có nhiệm vụ sử dụng các ngôn ngữ lập trình để tạo ra các phần mềm Embedded software và firmware cho các thiết bị điện tử như đồ gia dụng, máy móc công nghiệp, ô tô, máy bay, máy bán hàng tự động,... Đây là vị trí đòi hỏi kiến thức sâu rộng về phần mềm và hệ thống.
Lập trình cơ sở dữ liệu hay lập trình database là vị trí chuyên về lập trình, vận hành và phát triển các hệ thống lưu trữ thông tin của các doanh nghiệp, công ty. Vì số lượng data lớn được lưu trữ nên lập trình viên sẽ cần thường xuyên bảo trì, nâng cấp hệ thống để đảm bảo tính an toàn, không xảy ra lỗi gây thất lạc thông tin.
Lập trình database chuyên xây dựng, phát triển hệ thống lưu trữ thông tin khổng lồ
Nghề lập trình viên đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn cao với học vấn từ cấp bậc cao đẳng/đại học trở lên. Các ngành học liên quan đến lập trình như: - Công nghệ thông tin. - Khoa học máy tính. - Kỹ thuật phần mềm hay Công nghệ phần mềm. - Kỹ thuật máy tính. - Hệ thống thông tin. - Truyền thông và mạng máy tính.
Nhân sự lập trình cần có trình độ ngoại ngữ là tiếng Anh cơ bản - thành thạo để tiện làm việc với các ngôn ngữ lập trình và hiểu được giao diện của một chương trình. Mặt khác, một chuyên viên công nghệ thông tin có kiến thức về tiếng Anh có thể tham gia các dự án quốc tế hoặc làm việc tại nước khác.
Các kỹ năng mềm cần thiết đòi hỏi nhà lập trình cần có như: - Kỹ năng phân tích: Khả năng nắm bắt, phân tích vấn đề một cách tường tận, chính xác. - Tư duy logic: Có khả năng giải quyết công việc một cách khoa học và hiệu quả. - Khả năng tập trung: Khi làm việc với code, các nhà phát triển luôn phải tập trung cao độ để chú ý đến từng chi tiết, tránh những sai sót dù nhỏ nhất. - Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong quá trình làm việc sẽ có lúc các phần mềm, ứng dụng xảy ra lỗi mà các nhà lập trình cần phải biết cách tìm ra nguyên nhân và có phương hướng khắc phục, xử lý thích hợp. - Kỹ năng tự học: Sự nghiệp lập trình là một sự nghiệp lâu dài, đòi hỏi bạn luôn phải chủ động học hỏi, thực hành thường xuyên để nâng cao tay nghề mỗi ngày.
Lập trình viên cần có nhiều kỹ năng như phân tích, giải quyết vấn đề, tự học,...
Một vài tố chất quan trọng mà một nhà lập trình cần có cho công việc là: - Cẩn trọng, tỉ mỉ: Do tính chất phức tạp của công việc đòi hỏi người lập trình phải vô cùng cẩn thận, chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất. Bởi vì nếu có một lỗi nhỏ thôi cũng có thể khiến sản phẩm thất bại hoặc tốn rất nhiều chi phí, thời gian để sửa chữa. - Kiên nhẫn: Nhẫn nại, không nóng vội vì điều đó rất dễ dẫn đến sai sót trong công việc. - Nhạy bén: Nhanh nhạy với cái mới để bắt kịp thời đại, tránh để mình bị “tụt hậu”.
Mức lương lập trình viên hiện nay ở mức tương đối cao, tùy thuộc vào vị trí và bề dày kinh nghiệm mà sẽ có các mức thu nhập khác nhau: - Intern (dưới 1 năm kinh nghiệm): Khoảng 300$/tháng. - Junior (dưới 3 năm kinh nghiệm): Trong khoảng trên 300 - 500$/tháng. - Senior (từ 3 - 5 năm kinh nghiệm): Trong khoảng trên 500 - 1200$/tháng. - Leader (từ 5 - 7 năm kinh nghiệm): Trong khoảng trên 1200 - 1500$/tháng. - Manager (từ 7 - 10 năm kinh nghiệm): Trong khoảng trên 1300 - 2000$/tháng. - Director (trên 10 năm kinh nghiệm): Khoảng trên 2000$/tháng.
Mức lương bình quân theo tháng của lập trình viên
Trên đây là những chia sẻ giúp bạn giải đáp thắc mắc lập trình viên là nghề gì? Rất mong những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về nghề nghiệp “thời đại mới” này. Nếu bạn đang quan tâm đến các cơ hội việc làm lập trình viên, hãy tham khảo CareerViet.vn để có lựa chọn tốt nhất!
Top từ khóa tìm kiếm nhiều nhất:
tìm việc làm | Tìm việc làm Hà Nội | Tìm việc làm Bắc Giang | Tìm việc làm Bắc Ninh | Tìm việc làm Đà Nẵng
Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, với tốc độ phát triển kinh tế, xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cụm từ lập trình viên trở nên rất quen thuộc trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên các trang mạng xã hội như Facebook, Google,…Rất nhiều doanh nghiệp, công ty có nhu cầu tuyển dụng lập trình viên phục vụ cho công việc kinh doanh, sản xuất của mình. Vậy lập trình viên là gì? Lập trình viên học gì? Đặc điểm của lập trình viên như thế nào? Cùng trường đại học Công Nghệ Đông Á tìm hiểu kỹ hơn về nghề lập trình viên này nhé.
Lập trình viên có thể làm các hình thức lập trình như lập trình game, lập trình mobile, lập trình web, lập trình hệ thống và lập trình Database. Công việc chính của người lập trình là viết phần mềm với các công việc chính là xây dựng mới một ứng dụng, nâng cấp và sửa chữa các ứng dụng có sẵn, xây dựng các chức năng xử lý, nghiên cứu và phát triển công nghệ mới,…cụ thể công việc như sau:
Lập trình viên là những người tạo ra những đoạn code bằng các ngôn ngữ lập trình, nền tảng và các công cụ hỗ trợ như Html, Css, Java, Python, C++, C#, PHP… để xây dựng nên các phần mềm, ứng dụng, website, App… trên nền tảng máy tính và di động.
Lập trình viên cập nhật chương trình và mở rộng chương trình có sẵn, phát triển phần mềm và thiết kế phần mềm, xây dựng và sử dụng công cụ phần mềm hỗ trợ máy tính(CASE) để tự động hóa đoạn mã code.