Nhiều bạn trẻ đang băn khoăn vì muốn đi du học Đức nhưng bạn chưa biết phải làm sao cho tốt, làm như thế nào thì mới thích hợp. Bạn rất cần một lời khuyên, một lời tư vấn để có thể định hướng cho con đường chinh phục ước mơ du học Đức.
Nhiều bạn trẻ đang băn khoăn vì muốn đi du học Đức nhưng bạn chưa biết phải làm sao cho tốt, làm như thế nào thì mới thích hợp. Bạn rất cần một lời khuyên, một lời tư vấn để có thể định hướng cho con đường chinh phục ước mơ du học Đức.
Kỳ thi trung học phổ thông năm 2019 có nhiều thay đổi nên điều kiện cho chương trình này yêu cầu.
* Tốt nghiệp THPT với: + Tổng điểm thi 6 môn trên 36 điểm. + Không có môn thi nào dưới 4. + Có ít nhất 4 môn thi trên 6. + Bắt buộc thi môn ngoại ngữ, không dùng chứng chỉ để thay thế. + Trúng tuyển vào trường Đại học chính quy tại Việt Nam.
* Ngoại ngữ: chứng chỉ tiếng Đức tối thiểu B1 hoặc tiếng Anh IELTS 6.0.
Điều kiện du học Đức hệ dự bị Đại học
- Nếu thỏa các điều trên, bạn sẽ vào trường Dự bị Đại học cùng nhóm ngành. Nếu có thêm chứng chỉ tiếng Đức DSD I hoặc DSD II và xác nhận của điều phối viên DSD, bạn sẽ được chuyển vào trường dự bị và không giới hạn chuyên ngành.
- Nếu đã tốt nghiệp Cao Đẳng thì sẽ học lớp dự bị Đại học cùng ngành. Nếu thi lên Đại học thành công thì sẽ được chuyển thẳng vào năm nhất trường Đại học cùng ngành.
- Nếu chưa tốt nghiệp Đại học chính quy, các bạn bắt buộc phải học lớp dự bị Đại học rồi mới chuyển lên Đại học.
- Nếu đã tốt nghiệp Đại học chính quy và thỏa các điều kiện trên thì sẽ được chuyển thẳng vào năm nhất trường Đại học cùng ngành.
Điều kiện du học Đức hệ Đại học
Bạn cần đáp ứng các yêu cầu sau: - Tốt nghiệp Đại học chính quy Việt Nam kèm luận văn tốt nghiệp. - Điểm GPA tốt nghiệp: 7.5 trở lên. - Các chứng chỉ khác: GMAT (ngành quản trị), GRE (ngành kinh tế),... - Kinh nghiệm thực tế đối với chuyên ngành theo học. - Ngoại ngữ: trình độ tiếng Đức trên B1, tiếng Anh IELTS trên 6.5 (tùy chuyên ngành).
Ngoài những điều kiện du học Đức trên, tùy theo chuyên ngành và trường bạn chọn sẽ có những yêu cầu phụ khác hoặc những yêu cầu cao hơn. Những điều này thường xuyên thay đổi theo từng năm học nên các bạn nên cập nhập thông tin mới nhất.
Điều kiện du học Đức hệ Cao học
APS là một bộ phận thuộc Phòng văn hóa của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội. APS có nhiệm vụ thẩm tra tính xác thực của giấy tờ, năng lực, trình độ học vấn và chứng chỉ học tập của sinh viên liệu có đáp ứng được điều kiện của các trường Đại học Đức. Từ ngày 01.01.2007 tất cả những sinh viên muốn học Đại học Đức đều phải gửi hồ sơ đến APS. Sau khi thẩm tra hồ sơ.
* Thủ tục APS gồm: thẩm tra hồ sơ, sau khi đủ điều kiện sẽ tiến hành bài thi kiểm tra năng lực TestAS và phỏng vấn (thường dành cho du học sinh hệ Cao học). Sau đó cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ APS. Chứng nhận này có hiệu lực vô thời hạn và là điều kiện để xét duyệt hồ sơ xin visa du học Đức.
* Đại sứ quán Đức nộp hồ sơ APS:
- Địa chỉ: 29 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội. - Điện thoại: +84 24-3267 3361 (giải đáp qua điện thoại thời gian từ 14h00 đến 15h00, từ thứ hai đến thứ năm hàng tuần).
TestAs là một bài kiểm tra học thuật dành cho du học sinh nhằm đánh giá khả năng học Đại học Đức của sinh viên nước ngoài, giúp so sánh năng lực của mình với du học sinh khác. Đây được xem là điều kiện các trường Đại học Đức dùng để ưu tiên xét tuyển.
TestAs có thể thi bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh vì không ảnh hưởng đến việc đánh giá (các bạn nên có trình độ tiếng Đức B1 trở lên hoặc tiếng Anh IELTS trên 6.0). Cấu trúc bài thi như sau: - Phần chính (Kerntest, Core Test), hình thức kiểm tra viết trong 110 phút. - Phần chuyên Ngành, hình thức kiểm tra viết từ 145 – 150 phút và được chia thành các nhóm: nhóm nhân văn học, văn hóa học và khoa học xã hội; nhóm khoa học kỹ thuật; nhóm toán, tin và khoa học tự nhiên và nhóm kinh tế học.
Thi TestAs để đánh giá năng lực trước khi du học Đức
- Học phí học tiếng Đức - Phí Dịch thuật, Công chứng các Giấy tờ sang tiếng Đức hay sang tiếng Anh - Phí thi TestAS (80 EUR/lần) - Phí APS (150 USD/lần) - Phí gửi Hồ sơ sang các Trường tại Đức - Phí uni-assist (75 EUR cho trường đầu tiên và 15 EUR cho trường tiếp theo) - Phí mở Tài khoản Ngân hàng tại Đức (nếu cần) - Phí Visa (60 EUR/lần) - Vé máy bay (khoảng 1.000 EUR) - Chi phí sinh hoạt hàng năm (9.500 EUR) - Học phí du học Đức
Các giấy tờ chứng minh tài chính
- Giấy cam kết bảo lãnh: chỉ áp dụng với trường hợp bạn có người thân bảo lãnh bên Đức. Các bạn sinh viên vừa tốt nghiệp trung học phổ thông, chưa tự kiếm được thu nhập thường sẽ cần người bảo lãnh.
- Giấy chứng nhận có tài khoản phong tỏa tại ngân hàng Đức hoặc ngân hàng Việt Nam được Đức chấp nhận. Bạn phải bỏ vào ngân hàng số tiền tối thiểu là 8.040 Euro. Đây là điều kiện bắt buộc và bạn chỉ có thể rút tối đa 670 Euro từ tài khoản này mỗi tháng khi du học Đức.
- Giấy chứng nhận bảo lãnh của một ngân hàng tại Đức.
- Giấy chứng nhận học bổng (nếu bạn nhận được học bổng du học).
Chứng minh tài chính du học Đức
Còn những chú ý khác nữa để bạn có được chuyến đi du học Đức hoàn thiện. Hãy cùng chờ đón cho những bài viết tiếp theo nhé. Hãy cùng học tiếng Đức để du học nào!
tags: du học đức nên học ngành gì, điều kiện du học đức 2019, du học đức mất bao nhiêu tiền, thủ tục du học đức, du học đức khi đang học đại học, chi phí du học đức 2019, điều kiện học dự bị đại học tại đức
Những năm gần đây, Đức nổi lên như một trong những điểm đến du học châu u hấp dẫn của sinh viên nước ngoài nhờ chi phí phải chăng, chế độ miễn giảm học phí, chất lượng học thuật thể hiện tại nhiều bảng xếp hạng uy tín, và quan trọng là bằng cấp được công nhận quốc tế.
Du học Đức nói tiếng gì? Câu hỏi khó khi chuẩn bị hành trang cho con đường du học của mình, ngoại ngữ có lẽ là một trong những yếu tố thiết yếu quan trọng mà bạn cần cân nhắc đến. Nó không chỉ ảnh hưởng tới quá trình học tập và làm việc mà còn trực tiếp tác động tới cuộc sống, yếu tố hòa nhập cộng đồng cũng như văn hóa bản địa mà bạn cần dung hòa trong quá trình sinh sống và học tập tại bất kỳ quốc gia nào. Tại Đức, đất nước mà bạn có thể chọn học tập bằng một trong hai thứ tiếng: tiếng Anh hoặc tiếng Đức, đâu mới thực sự là lựa chọn phù hợp cho bạn?
Theo kinh nghiệm du học Đức của nhiều người kể lại, đừng quá băn khoăn nếu bạn không biết nói tiếng Đức mà vẫn muốn du học tại đây, bởi vì bạn hoàn toàn có thể chọn các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh. Các chương trình đào tạo bậc cử nhân bằng tiếng Anh có phần hạn chế, nhưng ở bậc sau cử nhân có rất nhiều chương trình bằng tiếng Anh để bạn chọn lựa hơn. Cụ thể là ở năm học 2017 có khoảng 1000 chương trình thạc sĩ và 315 khóa tiến sĩ được dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Tin tức được lấy từ trang tin tổng hợp các Chương trình Quốc tế của Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD) là nguồn cơ sở dữ liệu toàn diện về các khóa học.
Sinh viên theo học chương trình master bằng tiếng Anh
Du học Đức mặc dù bạn có thể đăng kí học bằng tiếng Anh nhưng để có thể hội nhập và có cơ hội việc làm tốt nhất sau này thể nào bạn cũng phải học tiếng Đức, một thứ tiếng khó nhằn (thứ tiếng xưa nay thường hay bị người đời ví như thứ tiếng để nói với kẻ thù, thậm chí không ít người còn đùa rằng “chó sủa mạnh thêm tí là thành tiếng Đức”). Người sắp học nghe người mới học nói như thế thì bay mất hồn vía. Người từ nhiều nước khác đến Đức du học, giờ đã có địa vị ở Đức cũng nói thế. Thế nhưng, nếu bạn có lỡ bắt tay vào học tiếng Đức thì xác suất cao là bạn dễ bị thứ tiếng ấy mê hoặc bởi sự phong phú và chặt chẽ của nó. Đã thế, trong khi tiếng Đức với bạn chỉ là tiếng …. mẹ kế thì với khoảng hơn 120 triệu người dân trên thế giới nó lại là tiếng mẹ đẻ, là một trong 10 ngôn ngữ được nói nhiều nhất trên thế giới, còn trong 7 nước châu Âu nó là ngôn ngữ chính thức của nhà nước và khu vực (tiếng Đức: 18% tiếng Anh: 13%, tiếng Italy: 13%, tiếng Pháp: 12%, tiếng Tây Ban nha: 9%, tiếng Ba Lan: 9%, tiếng Nga: 1%).
Tiếng Đức là ngoại ngữ quan trọng thứ hai ở châu Âu, chỉ riêng trong Liên minh châu Âu đã có 63 triệu người sử dụng cái thứ tiếng khó nhằn đó là ngoại ngữ. Và càng ngày lại càng có nhiều người hì hục lao vào cái thứ tiếng đó mới cay chứ. Như thế, ngoài tiếng Anh đã quá thông dụng, bạn lại “bị”/”phải”/”buộc” biết thêm một thứ tiếng nữa, tức bỗng dưng trước mặt bạn lại mở toang thêm một cánh cửa đưa bạn đến với một thế giới mới vô cùng hấp dẫn, dễ làm bạn mê hoặc. Nước Đức chẳng phải cái nôi của triết học, âm nhạc và văn chương đó sao (chẳng phải ngẫu nhiên mà trong Bách khoa toàn thư Encyclopedia Americana dành riêng cho 14 trang Văn học Đức, 13 trang văn học Pháp, 8 trang cho Tây Ban Nha và 6 trang cho văn học Nhật). Nước Đức còn được mệnh danh là “quốc gia của học vấn”. Khoa học công nghệ luôn là thế mạnh của quốc gia này. Và thật đáng tiếc là tiếng Đức lại là ngôn ngữ quan trọng thứ 2 trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Sinh viên chia sẻ kinh nghiệm học ngoại ngữ
Từ những kinh nghiệm học ngoại ngữ có được, chúng tôi mạng phép đưa ra những phân tích về ưu khuyết điểm của tiếng Anh và Đức để các bạn có sự lựa chọn sáng suốt nhất.
- Ưu điểm: Đối với những bạn đã có nền tảng sẵn có, đây là cơ hội giúp bạn rút ngắn thời gian chuẩn bị khi không phải đầu tư cho việc học tiếng Đức. Nếu bạn xác định sẽ trở về nước sau khi du học thì tiếng Anh lại càng là một lựa chọn phù hợp khi mức độ phổ biến và sử dụng rộng rãi của tiếng Anh cao hơn hẳn tiếng Đức. Thêm vào đó, bạn hoàn toàn có thể bồi dưỡng thêm vốn tiếng Đức ngay trong quá trình học tập tại quốc gia này.
- Nhược điểm: Việc học tập ban đầu gặp phải một số khó khăn có lẽ sẽ là nhược điểm đầu tiên của phương pháp này khi khả năng truyền đạt của các thầy cô cũng sẽ bị hạn chế, đơn giản, đối với họ tiếng Anh cũng là ngoại ngữ. Thêm vào đó, thay vì sử dụng những tài liệu, giáo trình của Đức, cụ thể là thay vì được tiếp thu những tinh hoa tri thức của quốc gia này, bạn chỉ sử dụng chủ yếu các giáo trình tiếng Anh do các nhà xuất bản Anh, Mỹ phát hành. Điều này hạn chế bạn rất nhiều, là một thiệt thòi lớn, đặc biệt đối với những du học sinh muốn tiếp thu nền kỹ thuật của Đức. Đồng thời, rào cản ngôn ngữ cũng tạo những khó khăn nhất định trong việc dung hòa cũng như hòa nhập vào cuộc sống mới của bạn ở nơi đây.
Du học Đức bằng tiếng anh có thể là một rào cản trong quá trình hòa nhập vào cuộc sống của bạn tại Đức.
-Ưu điểm: Là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất của các giảng viên nên việc bạn biết tiếng Đức sẽ cực thuận lợi trong quá trình học tập ban đầu. Bên cạnh đó, kho tài liệu bằng tiếng Đức cũng sẽ đa dạng hơn cho các du học sinh tham khảo tại trường. Tạo điều kiện cho các bạn muốn tiếp thu nền kỹ thuật của Đức.
-Nhược điểm: Tất nhiên là khó học hơn tiếng Anh. Tốn nhiều thời gian và chi phí cho quá trình học tiếng Đức tại Việt Nam, có một vài chứng chỉ yêu cầu bạn phải sang Đức mới được thi.
Sinh viên các nước giao lưu, học tập cùng nhau bằng tiếng Đức và Anh
Chọn tiếng Anh hay Đức phụ thuộc vào mục đích du học của bạn. Hãy suy nghĩ thật kỹ để đưa ra hướng đi đúng cho mình nhé!Tags: du học đức nên học ngành gì, điều kiện du học đức 2019, chi phí du học đức, du học đức khi đang học đại học, điều kiện học dự bị đại học tại đức, du học đức miễn phí, chuẩn bị du học đức, có nên đi du học nghề đức không