Ngoài những thông tin về vị trí việc làm đúng với chuyên ngành học, nhiều bạn trẻ vẫn thắc mặc liệu “học ngôn ngữ Anh có làm giáo viên được không?”. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của các thí sinh.
Ngoài những thông tin về vị trí việc làm đúng với chuyên ngành học, nhiều bạn trẻ vẫn thắc mặc liệu “học ngôn ngữ Anh có làm giáo viên được không?”. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của các thí sinh.
Để có thể theo đuổi ngành ngôn ngữ học thành công, bạn cần biết những điều sau:
Xem thêm: Khởi sự làm một người viết tự do
Đam mê tìm hiểu văn hóa ngôn ngữ chính là chìa khóa để theo đuổi ngành ngôn ngữ học (Nguồn: Internet)
Hiện nay, ngành ngôn ngữ học đang là xu hướng được các bạn trẻ lựa chọn rất nhiều. Các trường ở Việt Nam đang mở rộng và đầu tư chất lượng giảng dạy nhằm thu hút sinh viên hơn. Một số trường nổi bật đào tạo ngành ngôn ngữ học như ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Ngôn ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Hà Nội, ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Ngoại ngữ - Tin học,...
Theo học ngành ngôn ngữ, người học không chỉ biết thêm nhiều thứ tiếng khác mà còn có điều kiện phát triển tư duy năng lực và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tốt.
Ngoài ra ngành ngôn ngữ học còn cung cấp những kiến thức về cách nhìn nhận của con người với ngôn ngữ, cách một đứa trẻ sơ sinh tiếp thu ngôn ngữ, sự khác nhau giữa các ngôn ngữ hay ngôn ngữ ảnh hưởng như thế nào đến suy nghĩ của con người,...
Các sinh viên ngành ngôn ngữ học còn được đào tạo những kỹ năng như quan sát, phân tích, tổng hợp, trình bày, soạn thảo văn bản,...
Xem thêm: Nghề thư ký văn phòng
Học ngôn ngữ học giúp bạn cải thiện tư duy và kỹ năng giao tiếp (Nguồn: Internet)
Mục đích của ngành ngôn ngữ học là cung cấp kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ, về văn hóa xã hội cũng như những kiến thức chuyên ngành khác nhau. Kiến thức của ngành ngôn ngữ học được chia thành 3 nhóm tiêu biểu:
Những môn học trong nhóm này bao gồm: Lịch sử ngôn ngữ, Ngôn ngữ đại cương, Ngữ âm học, m vị học, Từ vựng học, Cú pháp học, Ngữ nghĩa học, Ngữ dụng học, Kí hiệu học,... Những môn học này cung cấp kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về ngôn ngữ, rèn luyện kỹ năng như quan sát, tổng hợp, phân tích vấn đề thuộc ngôn ngữ.
Nhóm này sẽ phù hợp với những bạn muốn tìm hiểu tập trung vào chuyên đề về khoa học ngôn ngữ.
Gồm các môn học như Ngôn ngữ văn chương, Ngôn ngữ học văn bản, Ngôn ngữ học văn hóa, Ngôn ngữ học xã hội, Ngôn ngữ học tâm lý, Ngôn ngữ học đối chiếu,... Đây là những môn học giúp người học có thể sử dụng ngôn ngữ để hỗ trợ cho những ngành khác.
Đối với ngôn ngữ văn chương, môn học này sẽ hướng dẫn cách phân tích vẻ đẹp nghệ thuật của văn chương. Hay Ngôn ngữ học văn hóa sẽ xác định được những yếu tố văn hóa từ các khía cạnh của ngôn ngữ,...
Những môn học trong nhóm này cung cấp các kỹ năng về trình bày, soạn thảo văn bản, đối chiếu ngôn ngữ hay tìm hiểu, giải mã cơ chế sáng tạo ngôn ngữ,...
Content writer là gì? Điều cần biết về content writer đầy đủ nhất
Content Creator là ai? Kỹ năng cần có của Content Creator?
Những môn học của nhóm này phù hợp cho những bạn muốn làm việc liên quan mật thiết đến ngôn ngữ. Các môn học tiêu biểu như Ngữ pháp tiếng Việt, Ngôn ngữ và truyền thông, Ngôn ngữ báo chí, Ngôn ngữ học ứng dụng,...
Đối với nhóm này, ngôn ngữ được áp dụng để giải quyết những vấn đề cụ thể trong một lĩnh vực nhất định như biên tập, truyền thông, giảng dạy, tổ chức sự kiện,...
Các môn học có tính ứng dụng cao này sẽ rèn luyện những kỹ năng về ứng dụng ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc,...
Hiện nay thị trường việc làm đối với ngành ngôn ngữ học khá đa dạng và cơ hội luôn rộng mở cho các bạn sinh viên mới ra trường. Một số công việc tiêu biểu như:
Biên tập viên là những người có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về ngôn ngữ. Họ sẽ làm việc trong các nhà xuất bản, các tòa soạn hoặc đài phát thanh truyền hình.
Để có thể trở thành một biên tập viên, bên cạnh kiến thức về ngôn ngữ học, bạn phải đáp ứng được các yêu cầu của công việc như:
Tiếng Việt cũng phải cạnh tranh?
Học ngành ngôn ngữ học có thể trở thành một biên tập viên cho đài truyền hình (Nguồn: Internet)
Với những bạn đam mê với công tác giảng dạy, có thể lựa chọn làm giảng viên tại các trường đào tạo ngành ngôn ngữ học. Với nhu cầu học tiếng Việt của người nước ngoài ngày càng tăng như hiện nay, cũng như số lượng giảng viên giảng dạy các bộ môn không đáp ứng đủ, đây chính là một trong những cơ hội việc làm tốt cho những bạn sinh viên ngành ngôn ngữ học.
Xem thêm: Nhiều trường ĐH “đói” giảng viên
Cơ hội trở thành một giảng viên ngành ngôn ngữ học (Nguồn: Internet)
Nghiên cứu viên ngành ngôn ngữ có chức năng nghiên cứu ngôn ngữ ở nhiều phương diện khác nhau như ngôn ngữ học dân tộc thiểu số, ngôn ngữ học vùng miền, ngôn ngữ học vị thành niên,...
Bên cạnh việc nghiên cứu, họ còn thực hiện nhiệm vụ đưa ra các chính sách để phát triển và bảo tồn ngôn ngữ, soạn sách giáo khoa, từ điển,...
Bạn có thể ứng tuyển vị trí này tại các viện nghiên cứu ngôn ngữ, viện thông tin khoa học xã hội Việt Nam,...
Làm việc tại các cơ sở truyền thông, báo chí đòi hỏi bạn phải có kỹ năng viết lách và sử dụng ngôn ngữ. Các công việc liên quan như người dẫn chương trình, biên kịch cho các chương trình, viết thoại, xây dựng kịch bản, viết tin tức, thực hiện các phóng sự,...
Đây là một trong những công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng, kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ cũng như các kiến thức văn hóa xã hội khác.
Xem thêm: Làm sao để có công việc viết lách tự do?
Làm việc tại các cơ sở truyền thông đại chúng là một trong những mơ ước của sinh viên ngành ngôn ngữ học (Nguồn: Internet)
Một trong những công việc phù hợp với cử nhân ngành ngôn ngữ học chính là biên tập, dịch thuật. Họ có thể sử dụng tốt kiến thức về ngôn ngữ của mình để thực hiện công việc như biên tập lại sách báo, dịch thuật sách nước ngoài, biên soạn sách giáo khoa, sách tham khảo,...
Xem thêm: Dịch thuật là gì? Cơ hội và thách thức của ngành dịch thuật
Hầu hết các trường đào tạo ngành ngôn ngữ học đều có 2 đợt thực tập thực tế trong chương trình đào tạo. Ngoài ta, sinh viên có thể đăng ký tham gia chương trình trao đổi sinh viên nước ngoài 2-3 tuần/1 kỳ học.
Sau khi tốt nghiệp hệ cử nhân ngôn ngữ học, nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, sinh viên được dự thi chuyển tiếp lên cao học hoặc dự thi làm nghiên cứu sinh cho ngành ngôn ngữ học.
Hy vọng với những thông tin mà CareerViet cập nhật sẽ giúp bạn hiểu rõ được khái niệm ngôn ngữ học là gì cũng như sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành ngôn ngữ học sẽ làm công việc gì. Chúc bạn tìm được định hướng tương lai nghề nghiệp cho bản thân nhé!