- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0313459793 do sở kế hoạch đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày 28/09/2015
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0313459793 do sở kế hoạch đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày 28/09/2015
Hiện nay, các doanh nghiệp tài chính được thành lập ngày càng nhiều. Doanh nghiệp tài chính được hiểu là những doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu tiền tệ hoặc vì mục tiêu tài chính. Điển hình các doanh nghiệp tài chính là ngân hàng, bảo hiểm, công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên, công ty liên doanh,…
1Office là một giải pháp quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả, với những tính năng và công cụ hỗ trợ quan trọng như số hoá công nợ, tạo công nợ trực tiếp, cảnh báo thông minh và liên kết công nợ với các đơn hàng, hợp đồng, báo giá giúp cho nhà quản lý nắm bắt và kiểm soát tình hình tài chính một cách hiệu quả nhất. Một số tính năng nổi bật của phần mềm như:
Số hoá công nợ: 1Office cho phép số hoá toàn bộ thông tin về công nợ của doanh nghiệp, giúp tránh tình trạng nhầm lẫn số liệu do việc lưu trữ thủ công hoặc lưu trữ bằng file Excel.
Tạo công nợ trực tiếp: Giải pháp này cung cấp các bước được cài đặt sẵn để tạo công nợ từ thông tin khách hàng, hợp đồng và báo giá giúp quá trình tạo công nợ trở nên nhanh chóng và chính xác.
Cảnh báo thông minh: Nhắc nhở về các hạn kê khai, nộp thuế, tình trạng tồn kho vật tư và hàng hóa, thu hồi nợ và thanh toán hóa đơn. Điều này giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình và đảm bảo không bỏ sót các công việc quan trọng.
Liên kết công nợ: Phần mềm 1Office liên kết công nợ trực tiếp với đơn hàng, hợp đồng, báo giá và các thông tin khác, giúp tránh tình trạng mất hay sai sót số liệu công nợ. Điều này tạo tính liên kết và hiệu quả trong quản lý toàn diện doanh nghiệp.
Nhận bản demo dùng thử miễn phí
Với các tính năng trên, 1Office không những có thể thay thế file Excel quản lý tài chính doanh nghiệp mà còn giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao độ chính xác. Hãy liên hệ ngay với 1Office để được tư vấn dùng thử phần mềm miễn phí:
Việc sử dụng công nghệ – phần mềm quản lý tài chính là một giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình và giảm thiểu công việc thủ công. Phần mềm giúp phòng kế toán tự động hóa các nhiệm vụ tài chính, tạo ra báo cáo tự động và cung cấp thông tin tài chính chính xác và nhanh chóng. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và năng lượng đồng thời giảm thiểu tối đa sai sót và tăng tính chính xác trong quản lý tài chính.
Bảng lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin về dòng tiền và biến động tiền mặt của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Báo cáo này giúp người đọc hiểu rõ hơn về nguồn gốc và sử dụng của tiền mặt trong hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính của doanh nghiệp. Gồm các cột thông tin như:
Mẫu báo cáo quản lý thu chi giúp nhà lãnh đạo theo dõi và kiểm soát hoạt động thu chi của doanh nghiệp. Từ đó đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực và đưa ra quyết định cần thiết để điều chỉnh và tối ưu hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Một mẫu báo cáo quản lý thu chi có thể bao gồm các cột thông tin sau:
Doanh nghiệp phi tài chính được hiểu là các doanh nghiệp không thuộc danh mục doanh nghiệp tài chính đã nêu tại tại mục 1. Các doanh nghiệp phi tài chính là những tổ chức hoạt động không có mục đích kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thông thường như các doanh nghiệp tài chính, nhắc đến các doanh nghiệp phi tài chính thì không thể không nhắc đến các tổ chức chính phủ, tổ chức từ thiện, tổ chức xã hội.
Doanh nghiệp phi tài chính có đặc điểm cơ bản dựa trên mức độ cung cấp hàng hóa, dịch vụ và khả năng đáp ứng nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của khách hàng. Các doanh nghiệp tài chính chủ yếu tập trung vào các vấn đề liên quan đến kinh doanh, sản xuất hàng hóa, dịch vụ và lấy các hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch vụ trở thành hoạt động chính của các doanh nghiệp phi tài chính.
Doanh nghiệp phi tài chính và doanh nghiệp tài chính là các khái niệm mà Ngân hàng đưa ra nhằm có thể so sánh và kiểm soát mức độ rủi ro khi tiến hành đầu tư. Ngân hàng sẽ xem xét đến có hay không tiến hành các khoản cho vay, đầu tư từ doanh nghiệp doanh nghiệp phi tài chính tỷ lệ rủi thấp hơn so với các doanh nghiệp tài chính.
Các rủi ro tài chính được nhắc đến trong bài viết được hiểu là những rủi ro liên quan đến việc giảm giá tài chính hay còn gọi là rủi ro kiệt giá tài chính, các rủi ro ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp như các quyết định tài chính. Các rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải như:
Thứ nhất, việc kiểm soát yếu tố con người (Vấn đề nhân sự). Vấn đề con người chính là vấn đề quan trọng trong doanh nghiệp bởi một nhân viên trong doanh nghiệp có năng lực, trình độ chuyên môn tốt thì khi nhân viên này nghỉ việc thì khâu quản lý, bàn giao, sắp xếp đầu công việc nhân viên này cũng như hoạt động, kế hoạch của doanh nghiệp có thể bị gián đoạn.
Thứ hai, kiểm soát rủi ro về thanh khoản và các dòng tiền. Rủi ro về thanh khoản và dòng tiền là rủi ro lớn nhất mà các doanh nghiệp phải gánh chịu khi để mất thanh khoản, không thu xếp được các nguồn trả nợ khi khoản nợ đến hạn trả. Do đó, Tập đoàn có hệ số tín nhiệm thấp, mọi hoạt động kinh doanh, hợp tác của doanh nghiệp đều bị ngừng. Thực tế, các doanh nghiệp, Ban lãnh đạo, các phòng ban khác coi là việc của bộ phận tài chính, kế toán. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các khoản nợ của Doanh nghiệp do Ban lãnh đạo Công ty, phòng ban Kinh doanh, ban xây dựng, sản xuất sản phẩm sẽ có thể hiểu rõ công việc, nghĩa vụ và trách nhiệm của các phòng, ban này. Do đó việc bộ phận tài chính kế toán khi thực hiện thu xếp tiền đầu tư, kinh doanh, xây dựng thì các phòng, ban có liên quan cũng có trách nhiệm và nghĩa vụ tương ứng. Như vậy, mới có thể giảm thiểu rủi ro thanh khoản.
Thứ ba, vấn đề kiểm soát rủi ro triển khai dự án. Việc triển khai dự án có thể chậm tiến độ, trì trệ do đó việc kiểm soát rủi ro triển khai dự án đặc biệt là dự án bất động sản chậm tiến độ chính là vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm đến bởi việc này thường xuyên xảy ra trên thực tế vì nhiều lý do chủ quan, khách quan khác nhau. Để xác định rõ ràng nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về ai thì cần có các biện pháp khắc phục, chế tài, quy định nội bộ doanh nghiệp nhằm giảm thiểu việc cố tình chậm triển khai này.
Thứ tư, vấn đề kiểm soát rủi ro tồn tại khoản mục xấu trên các báo cáo tài chính. Trường hợp doanh nghiệp có niêm yết, thì trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp này sẽ có danh mục mà nhà đầu tư cổ động quan tâm như các khoản phải thu của bên liên quan đến doanh nghiệp đã lâu năm mà doanh nghiệp không xử lý được và được thể hiện thông qua các báo cáo tài chính. Do đó làm ảnh hưởng đến uy tín, cách sử dụng các dòng tiền của doanh nghiệp.
Thứ năm, vấn đề kiểm soát rủi ro pháp đối với các dự án chậm phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dẫn đến các dự án mà doanh nghiệp muốn đầu tư, xây dựng và xin cấp phép thì chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý dẫn đến dự án treo trên giấy.