Pháp y kỹ thuật số (디지털포렌식) Chứng cứ được lưu giữ trong điện thoại, máy…
Pháp y kỹ thuật số (디지털포렌식) Chứng cứ được lưu giữ trong điện thoại, máy…
Đại học Giáo dục Quốc gia Hàn Quốc cung cấp học bổng cho tất cả sinh viên trong và ngoài nước. Sinh viên được miễn phí nhập học và tất cả học phí theo quy định của nghị định đặc biệt miễn phí ở kí túc xá trong suốt 2 năm. Học bổng được chi trả hoàn toàn thông qua tài trợ của chính phủ. Tham khảo các chương trình học bổng tại đây.
Đại học Giáo dục Quốc gia Hàn Quốc có bố trí khu kí túc xá cho sinh viên khi đăng kí nhập học vào trường. Kí túc xá có tổng diện tích sàn 41.678 m2 (12.629 pyeong), số lượng phòng 1.094, sức chứa 2.210 sinh viên. Mỗi phòng được trang bị bàn ghế, giường, tủ, quạt, nhà vệ sinh, wifi…
Đại Học Giáo Dục Quốc Gia Hàn Quốc thành lập năm 1984 trên dựa trên Điều 43 của Đạo luật Giáo dục Đại học và Nghị định của Tổng thống về việc thành lập trường. KNUE là trường đại học sư phạm toàn diện duy nhất ở Hàn Quốc.
Korea National University of Education liên tục đổi mới nền giáo dục của cả nước thông qua chương trình đào tạo giáo viên, nghiên cứu và đào tạo giáo dục.
Hiện nay, KNUE gồm bốn trường đại học trực thuộc giảng dạy 24 ngành, một trường cao học tổng hợp, một trường cao học đặc biệt (trường giáo dục cao học), và một trường cao học chuyên biệt (trường cao học về chính sách giáo dục).
Trong số các trường đại học quốc gia và công lập ở Hàn Quốc, KNUE có học phí thấp nhất và tỷ lệ học bổng sinh viên cao nhất. Học phí trung bình hàng năm tại trường là 3,18 triệu KRW, chỉ bằng một nửa so với học phí tại các trường đại học 4 năm khác ở Hàn Quốc.
Năm 2013, trường Giáo dục Quốc gia được bình chọn là “Đại học Sư phạm Toàn cầu (GTU)” và được Bộ Giáo dục Hàn Quốc hỗ trợ 2,3 tỷ KRW trong 12 năm (2013-2025).
Tổng quan Korea National University of Education
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DU HỌC VÀ THƯƠNG MẠI VJ
Korea.net.vn sẽ giới thiệu một số văn phòng luật sư ở Hàn Quốc có nhân viên tư vấn bằng tiếng Việt – Để giúp những người Việt Nam ở Hàn Quốc khi cần được tư vấn về luật. Các văn phòng luật sư này rất có ích cho những người Việt ở Hàn Quốc:
Nhận tư vấn, cung cấp các dịch vụ pháp lý chất lượng cao cho tất cả các anh chị em người Việt đang sinh sống, lao động, Du học… tại Hàn Quốc.
Văn phòng Luật Chun Ha có nhận viên tư vấn người Việt Nam, tư vấn từ từ thứ 2 đến chủ nhật, từ 9h sáng- 18 h tối. Các bạn nếu có thắc mắc, khó khăn hãy liên lạc với chúng tôi.
천하 법률 사무소 경기도 안산시 단원구 원곡로 34, 301호 ( 원곡동) (Cách ga An San khoảng 5 phút đi bộ ) Sđt : 010-5679-8011
– Nhận làm hồ sơ F-5, Quốc tịch,thăm thân,… – Tư vấn thủ tục thụ lý đơn yêu cầu Ly hôn, nhận Hồ sơ Kết hôn (F-6) – Tư vấn về quyền thăm nom con sau Ly hôn,đòi tiền bồi thường,tiền trợ cấp nuôi con, phân chia tài sản. – Tố tụng hình sự,dân sự – Tư vấn các hình thức khởi kiện để bảo vệ quyền lợi và gia trú ViSa – Tư vấn thủ tục Nợ lương, đòi tiền nghỉ việc ( 퇴직금 ), tai nạn lao động, chuyển xưởng,…. ( Bất hợp pháp cũng đủ điều kiện ) – Hồ sơ nhận con nuôi. – Tư vấn chuyển hồ sơ E-9 qua E-7
Văn phòng luật sư Keum Seong có nhân viên tư vấn là người Việt và nhận tư vấn cho tất cả những người Việt ở Hàn Quốc bằng tiếng Việt.
– Các vấn đề về gia hạn, đổi loại Visa: thay đổi hình thức cư trú, nơi công tác – Hỗ trợ người lao động: bồi thường tai nạn lao động, lao động không được trả lương – Hỗ trợ bằng cấp: chứng nhận chuyên môn cho các lao động lành nghề – Hỗ trợ xin cấp phép lưu trú ngắn và dài hạn cho người lao động có chuyên môn – Hỗ trợ xin cấp phép lưu trú cho các cô dâu nước ngoài sau khi đệ đơn ly hôn và sau khi ly hôn -Hỗ trợ xin cấp phép cư trú lâu dài (F-5) và nhập quốc tịch Hàn Quốc cho các cô dâu nước ngoài – Hỗ trợ xin việc làm tại Hàn Quốc cho các lưu học sinh (D-2) – Giúp đỡ các trường hợp vi phạm luật xuất nhập cảnh – Hỗ trợ các dịch vụ luật: tố tụng dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân, gia đình….
Số điện thoại liên lạc:02 – 595-3700; Fax: 02 – 595 – 3707; số di động của nhân viên người Việt tư vấn: 010 – 5384 – 7396.
Địa chỉ: Văn Phòng luật Keum Seong , Toàn nhà viện nghiên cứu hành chính địa phương Hàn Quốc, số 1552 – 13, Seocho, Quận Seocho, Seoul, Hàn Quốc.
Hướng dẫn cách đi tàu điện ngầm: Văn phòng luật Keum Seong nằm trên line số 2, ga Seocho, cửa ra số 1, rẽ phải đi tầm 50m.
Các bạn là người Việt đang sinh sống ở Hàn Quốc có nhu cầu tư vấn về luật hãy liên hệ với chúng tôi qua nhân viên tư vấn bằng tiếng Việt.
Tư vấn tiếng Việt với số điện thoại: 010 2264 3500 (Le Hanna)
– Hướng dẫn gia hạn hoặc dổi visa
– Tố tụng hình sự: Lái xe gây tai nạn, lái xe gây tai nạn, bị lừa đảo, bạo hành…
– Giúp đỡ người cư trú bất hợp pháp về vấn đề nhập cảnh
– Làm hồ sơ thăm thân nhân, nhập quốc tịch Hàn, nhận nuôi con
– Hỗ trợ xin việc làm tại Hàn Quốc cho các lưu học sinh (D-2)
– Đòi tiền lương, tiền bảo hiểm, tai nạn nghề nghiệp – Hỗ trợ người lao động: bồi thường tai nạn lao động, lao động không được trả lương – Hỗ trợ bằng cấp: chứng nhận chuyên môn cho các lao động lành nghề – Hỗ trợ xin cấp phép lưu trú ngắn và dài hạn cho người lao động có chuyên môn – Hỗ trợ xin cấp phép lưu trú cho các cô dâu nước ngoài sau khi đệ đơn ly hôn và sau khi ly hôn -Hỗ trợ xin cấp visa F5 – Giúp đỡ các trường hợp vi phạm luật xuất nhập cảnh – Hỗ trợ các dịch vụ luật: tố tụng dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân, gia đình….
Trên đây là 3 văn phòng luật ở Hàn Quốc có tư vấn bằng tiếng Việt. Nếu bạn nào có biết thêm văn phòng luật nào khác có nhận tư vấn bằng tiếng Việt ở Hàn Quốc thì viết Comment ở phía dưới để chia sẻ cho nhiều người biết. Để khi có việc thì nhờ tư vấn. Thanks!
Chia sẻ THỰC TẾ cách lấy VISA E7 để làm việc lâu dài ở Hàn Quốc
korea.net.vn - Website Tư vấn Du học Hàn Quốc uy tín số 1 tại Việt Nam
Giám đốc Công ty Luật và Dịch thuật KOSBI - Hàn Quốc
Lĩnh vực chuyên môn: Thành lập công ty ở nước ngoài, tư vấn đầu tư nước ngoài tại Hàn Quốc (chứng chỉ tiếng Anh và tiếng Trung)
Theo ghi nhận trong lịch sử phát triển trên thế giới, manh nha của nghề luật sư đã xuất hiện từ Thế kỷ thứ V trước Công nguyên, với sự tồn tại của "một Hội đồng xét xử có sự tham gia của mọi người dân” trong nhà nước Hy Lạp cổ đại.
Qua thời gian, hình thức tố tụng dần được hoàn thiện hơn. Bên cạnh người có chức năng xét xử còn có sự tham gia của người có chuyên môn (luật sư), để việc xét xử tránh sai sót.
Tại Việt Nam, ngành luật nói chung, nghề luật sư nói riêng tại Việt Nam chủ yếu được hình thành dưới thời thuộc Pháp và hoạt động luật sư ở Việt Nam đã có từ trước Cách mạng tháng 8/1945.
Về đào tạo ngành luật, Tổng thống Cộng hòa Pháp là Paul Doumer đã ra Sắc lệnh ngày 11/9/1931 thành lập trường Đại học Luật, trực thuộc Đại học Đông Dương để đào tạo cử nhân luật. Năm học đầu tiên của trường Đại học Luật được khai giảng vào ngày 15/2/1932, do Toàn quyền Pierre Pasquier chủ tọa.
Lúc này, trường đang trong giai đoạn quá độ, chuyển đổi từ trường Cao học Đông Dương lên, do vậy vào năm 1932 chỉ giảng dạy để cấp Chứng chỉ luật Đông Dương (Certificat d’études juridiques indochinoise). Lớp cử nhân luật được khai giảng vào ngày 13/02/1933.
Trường Luật Hà Nội (1931-1945) đã giúp cho bộ phận nhỏ thanh niên Việt Nam lúc bấy giờ được học hỏi, tiếp cận một cách có hệ thống với văn minh pháp quyền phương Tây, văn minh lập pháp cần thiết để xây dựng xã hội.
Về lịch sử ngày luật sư Việt Nam có thể khái quát thông qua các văn bản, các mốc thời gian dưới đây:
(1) Ngày 10/10/1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 46/SL
- Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, bộ máy tư pháp được tổ chức lại. Chỉ hơn một tháng sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, nhằm đảm bảo quyền con người cũng như phát huy quyền dân chủ trong chế độ mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL ngày 10/10/1945 về tổ chức đoàn thể luật sư.
Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quy định việc duy trì tổ chức luật sư trong đó đã có sự vận dụng linh hoạt các quy định pháp luật của chế độ cũ về luật sư nhưng không trái với nguyên tắc độc lập và chính thể dân chủ cộng hoà.
Sắc lệnh số 46/SL được xem là sắc lệnh đầu tiên về luật sư thể hiện sự quan tâm của Chính phủ Cách mạng lâm thời và của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với chế định luật sư ở nước ta.
(2) Hiến pháp năm 1946: Khẳng định quyền tự bào chữa/mượn luật sư bào chữa là quyền quan trọng của bị cáo
- Tại Hiến pháp đầu tiên (1946) của nước ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo thực hiện, Điều thứ 67 đã quy định“các phiên tòa án đều phải công khai, trừ những trường hợp đặc biệt. Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư”.
Có thể thấy, Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1946 khẳng định quyền tự bào chữa hoặc mượn luật sư bào chữa là một trong những quyền quan trọng của bị cáo. Và hiện nay hành lang pháp lý cho hoạt động luật sư là Luật Luật sư được Quốc hội thông qua năm 2006, đã được sửa bổ sung năm 2012.
(3) Quyết định 149/QĐ-TTg: Công bố chính thức Ngày truyền thống luật sư Việt Nam
Sau 68 năm kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 46/SL đánh dấu cho sự ra đời của nghề luật sư tại Việt Nam, ngành luật sư Việt Nam đã chính thức có "Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam". Cụ thể:
- Tại Điều 1 Quyết định 149/QĐ-TTg năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định rõ:
“Lấy ngày 10 tháng 10 hàng năm là “Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam.
Như vậy, ngày truyền thống luật sư Việt nam là ngày 10/10 hằng năm. Và năm 2024 là thời điểm kỷ niệm 11 năm thành lập ngày truyền thống luật sư Việt Nam.
Lịch sử ngày luật sư Việt Nam (Ảnh minh họa)