Những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam và truyền thống văn hóa con người Hưng Yên
Những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam và truyền thống văn hóa con người Hưng Yên
Theo ông Lê Ngọc Thạch, thủ từ đình Thổ Hoàng, làng cổ Thổ Hoàng ngót nghét ngàn năm tuổi. Theo thần tích còn lưu tại đình làng, xưa kia ở làng có người tên là Bùi Công Hộ, có sức lực hơn người, thông thạo về kinh thư, sử sách.
Lúc này, Triệu Quang Phục (tức vua Triệu Việt Vương) đang lập bản doanh đánh giặc Lương tại Dạ Trạch (H.Khoái Châu, Hưng Yên ngày nay). Hay tin, Bùi Công Hộ thường dùng thuyền độc mộc giúp vua đánh úp doanh trại khiến giặc Lương tan vỡ.
Tấm nghiên mực bằng đá nặng hàng chục tấn còn lưu giữ được ở đình làng Thổ Hoàng
Đến khi Triệu Quang Phục tiến quân về Long Biên (Hà Nội ngày nay), Bùi Công Hộ xin lui về thôn dã, không ham công danh, thường ngày cùng các phụ lão du chơi nơi suối đá. Đến 70 tuổi, Bùi Công Hộ không bệnh mà mất. Các cụ già trong làng thường mơ thấy thần trở về, người ngựa đi theo rất đông và nói với các cụ: "Ta được nhà vua phong thần, nếu thờ phụng ta, hương ấp sẽ được ban phúc". Từ đó, Bùi Công Hộ được dân làng Thổ Hoàng phong là thành hoàng làng.
Đình làng được xây dựng năm 1747, đến năm 1949 thực hiện tiêu thổ kháng chiến, đình Thổ Hoàng được phá dỡ, được xây mới và hoàn thành vào năm 2018. Hiện nay, làng Thổ Hoàng còn giữ được 7 đạo sắc phong của các triều đại nhà Lê và nhà Nguyễn.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Vũ Văn Thuật, Chủ tịch UBND TT.Ân Thi, cho biết: "Làng Thổ Hoàng cùng đền thờ danh nhân Nguyễn Trung Ngạn là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống hiếu học của con em địa phương nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung.
Từ thời kỳ đổi mới đến nay, làng Thổ Hoàng có thêm 10 tiến sĩ, đang công tác tại các cơ quan T.Ư và các địa phương trên cả nước. Người làng Thổ Hoàng tính tình điềm đạm, các thế hệ đang ra sức học tập, cống hiến để xứng danh với vùng đất khoa bảng mà ông cha đã vun đắp, xây dựng".
Hưng Yên tuy không có nhiều thắng cảnh du lịch, không có biển hay sông núi hùng vỹ nhưng lại có những cánh đồng trải dài vô tận, những ngôi chùa cổ kính, có phố Hiến sầm uất. Tất cả đều tạo nên nét đẹp riêng của Hưng Yên trong lòng mỗi du khách.
Hưng Yên tuy không có nhiều thắng cảnh du lịch, không có biển hay sông núi hùng vỹ nhưng lại có những cánh đồng trải dài vô tận, những ngôi chùa cổ kính, có phố Hiến sầm uất. Tất cả đều tạo nên nét đẹp riêng của Hưng Yên trong lòng mỗi du khách. Cùng xem qua bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm du lịch Hưng Yên các bạn nhé!
Tỉnh Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, phía Tây Bắc giáp Hà Nội, phía Bắc giáp Bắc Ninh, phía Đông giáp Hải Dương, phía Nam giáp Thái Bình. Tỉnh Hưng Yên cùng với Thái Bình là hai tỉnh bằng phẳng nhất cả nước khi mà hoàng toàn không có núi đồi.
Tuy không được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho núi sông hùng vỹ hay bờ biển xanh trong nhưng trải qua nhiều thời kỳ lịch sử đã để lại hàng nghìn di tích có giá trị trên mảnh đất Hưng Yên. Từ những công trình kiến trúc của đình, đền, chùa, lăng mộ gắn liền với các truyền thuyết nổi tiếng của Việt Nam cho đến quần thể di tích phố Hiến.
Cho đến ngày nay, Hưng yên vẫn khẳng định được vị thế của mình trong lòng du khách – điểm đến du lịch văn hóa truyền thống hấp dẫn ở đồng bằng Bắc Bộ.
MÙA NÀO THÍCH HỢP DU LỊCH HƯNG YÊN
Khí hậu ở Hưng Yên mát mẻ, có mùa khô và mùa mưa rõ rệt nên hầu như bạn có thể đến du lịch Hưng Yên vào hai thời điểm sau:
Tháng 2, 3 âm lịch: Những tháng đầu năm tại Hưng Yên thường tổ chức các lễ hội đặc sắc như Lễ hội Chử Đồng Tử (10/2 âm), Lễ hội đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan,…
Tháng 7: thời điểm này là mùa nhãn lồng vào chính vụ, nếu đến Hưng Yên vào thời gian này thì bạn sẽ được thoải mái thưởng thức loại nhãn nổi tiếng của vùng. Tháng 7 cũng là lúc những đầm sen đua nhau nở hoa, các bạn trẻ thường đến đây chụp ảnh rất đẹp.
Nên tránh đi vào tháng 8 – tháng 11, mùa này thường xuất hiện những cơn mưa sẽ làm cản trở hoạt động du lịch.
Tại các bến xe ở Hà Nội như bến Gia Lâm, bến Lương Yên, bến Giáp Bát bạn đều có thể dễ dàng bắt chuyến xe đi Hưng Yên. Các chuyến xe chạy liên tục trong ngày từ 5h sáng đến 22h, trung bình cứ 20 phút có một chuyến.
Bạn cũng có thể di chuyển bằng xe bus Tân Long có các tuyến 205, 208 và 40 xuất phát từ bến xe Gia Lâm về bến xe Hưng Yên.
Các trung tâm thủ đô Hà Nội chỉ hơn 50km, bạn hoàn toàn có thể sử dụng xe máy để di chuyển. Phương tiện này cũng giúp bạn chủ động hơn về thời gian cũng như có thể ngắm cảnh trên đường đi. Từ Hà Nội, bạn đi đường Giải Phóng, rẽ vào Vành đai 3 qua cầu Thanh Trì, sau đó đi tiếp đến đường mới liên tỉnh rồi chạy thẳng là đến Hưng Yên. Thời gian đi chỉ mất khoảng 2 tiếng.
Hưng Yên không có sân bay dân dụng nhưng rất gần với sân bay Nội Bài (Hà Nội) và sân bay Cát Bi (Hải Phòng). Vì vậy du khách ở xa có thể mua vé máy bay tới Hà Nội hoặc Hải Phòng, sau đó di chuyển bằng các phương tiện giao thông đường bộ để tới Hưng Yên.
Do nằm gần Hà Nội nên thông thường du khách sẽ đi về trong ngày, tuy nhiên nếu bạn muốn ở lại lâu hơn thì có thể lựa chọn các khách sạn, nhà nghỉ ở tập trung nhiều ở khu vực thành phố:
Khách sạn Hưng Thái(72 Trưng Trắc, Quang Trung, TP. Hưng Yên)
Khách sạn Á Đông 2(21 Chùa Chuông, TP. Hưng Yên)
Khách sạn Phố Hiến(58 Phạm Ngũ Lão, Tp. Hưng Yên)
Khách sạn Thái Dương(1A Nguyễn Du, TP. Hưng Yên)
NHỮNG ĐIỂM THAM QUAN Ở HƯNG YÊN
Nhắc đến Hưng Yên thì không thể không nhắc tới di tích Phố Hiến. Trước đây từng là một thương cảng quốc tế diễn ra các hoạt động mua bán tấp nập. Ngày nay Phố Hiến không còn sầm uất, nhộn nhịp như xưa nhưng giá trị lịch sử thì vẫn luôn tồn tại.
Quần thể di tích Phố Hiến gồm có chùa Hiến, đền Mẫu, hồ Bán Nguyệt, chùa Chuông, văn miếu Xích Đằng. Mỗi công trình kiến trúc đều chứa đựng những giá trị văn hóa riêng.
Được biết đến là ngôi làng cổ kính nhất ở Hưng Yên, làng Nôm hiện còn lưu trữ rất nhiều kiến trúc cổ xưa như cầu đá, cổng làng, ngôi nhà cổ, chùa cổ. Bên cạnh những vùng nông thôn đang từng bước được nông thôn hóa hiện đại hóa, thì làng Nôm vẫn bảo tồn được vẻ đẹp cổ kính, giản dị đặc trưng của một miền quê Bắc Bộ Việt Nam.
Làng Nôm - ngôi làng giữ được nhiều công trình cổ xưa nhất
Đền là nơi thờ Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung, hàng năm vào ngày 10, 11, 12 tháng 2 âm lịch sẽ diễn ra lễ hội lớn thu hút rất nhiều khách thập phương về dự và trải nghiệm văn hóa. Có các trò chơi dân gian hấp dẫn như bịt mắt bắt dê, đánh đu, lội sông bắt vịt,…
Đền Chử Đồng Tử - thờ một trong "Tứ Bất Tử" Việt nam
Làng Thủ Sỹ là một làng nghề mây tre đan lâu đời ở Hưng Yên luôn giữ được nét đẹp cổ xưa. Đến thăm các hộ gia đình ở đây, bạn sẽ bắt gặp những đôi tay thoăn thoắt vừa vót tre, vừa đan nứa. Nhịp sống bình yên đúng nghĩa miền quê.
Ngôi chùa này gần đây được nhiều người biết đến là một điểm du lịch tâm linh đặc sắc của Hưng Yên. Chùa Phúc Lâm sử hữu lối kiến trúc dát vàng độc đáo làm nổi bật lên giữa một vùng quê thanh bình.. Người dân thường đến đây cầu may mắn, tài lộc và cũng là để vãn cảnh, quên đi những nỗi lo trong lòng.
Món đặc sản này khó mà bỏ qua khi bạn đến Hưng Yên. Chả gà được làm từ phần thịt nạc của gà, giã nhuyễn, trộn với lòng đỏ trứng gà và các loại gia vị khác. Sau đó đem nướng chín và có mùi thơm là được. Miếng chả bên ngoài vàng giòn, bên trong thịt mềm, ngọt, béo và đậm đà.
Đến Hưng Yên vào mùa nhãn lồng tháng 7 thì bạn nhất định phải thưởng thức món đặc sản này. Nhãn lồng Hưng Yên đặc biệt có cùi dày và giòn, mọng nước, ngọt lịm. Đây cũng là thức quà được nhiều du khách mua về tặng người thân và bạn bè.
Bánh răng bừa nổi tiếng của người Văn Giang, Hưng Yên không chỉ nổi tiếng tại địa phương mà còn xuất hiện trên mọi miền đất nước. Món ăn vô cùng giản dị được làm từ thịt, mộc nhĩ, đỗ xanh, hành, bột gạo nhưng đậm đà hương vị làng quê.
Món bánh được làm bằng gạo nếp dẻo thơm, bên trong nhân đỗ xanh ngọt bùi tạo nên hương vị khó quên cho những ai một lần được thưởng thức.
Bánh cuốn Phú Thị không quá nổi tiếng với khách du lịch, nhưng lại là món ăn phổ biến của người dân địa phương. Lớp vỏ bánh mỏng, dẻo, trắng tinh để lộ ra nhân thịt, mộc nhĩ bên trong. Khi ăn chấm cùng nước chấm chanh tỏi ớt vừa chua ngọt, cay cay lại thơm vi hành phi đặc trưng.
Món ăn là sự kết hợp giữa hai loại đặc sản của Hưng Yên là hạt sen và long nhãn (nhãn lồng) để tạo nên món ăn thanh tao, nhã nhặn có tác dụng giải nhiệt cho mùa hè. Hạt sen ngọt thanh, bùi được lồng vào bên trong cùi nhãn, vị ngọt đậm và độ giòn của nhãn làm tăng thêm hương vị đặc biệt cho món chè này.
Trên đây là những kinh nghiệm du lịch Hưng Yên, hy vọng sẽ hữu ích cho chuyến đi sắp tới của các bạn. Bạn cũng có thể kết hợp tới tham quan các điểm khác nữa như Hà Nội , Ninh Bình để chuyến đi thêm hấp dẫn, hãy tham khảo ngay lịch trình trên Etrip4u tại đây