Trung Quốc Và Philippines

Trung Quốc Và Philippines

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, tính đến hết 9/2023 cả nước xuất khẩu gần 6,42 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 3,54 tỷ USD, trị giá bình quân đạt 551,5 USD/tấn, tăng 19,5% về lượng (tăng 35,9%) và tăng 13,7% về trị giá bình quân so với cùng kỳ năm 2022.

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, tính đến hết 9/2023 cả nước xuất khẩu gần 6,42 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 3,54 tỷ USD, trị giá bình quân đạt 551,5 USD/tấn, tăng 19,5% về lượng (tăng 35,9%) và tăng 13,7% về trị giá bình quân so với cùng kỳ năm 2022.

THỊ TRƯỜNG ĐẦY TIỀM NĂNG NHƯNG CẦN ĐÁNH GIÁ ĐẦY ĐỦ CÁC RỦI RO

Liên quan đến thị trường tăng “đột biến” 4 con số là Indonesia, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia cho biết nước này sẽ cần thêm khoảng 1,5 triệu tấn gạo dự trữ quốc gia từ nay tới hết năm 2023, theo tuyên bố của tổng thống Indonesia Widodo. Đây được xem là cơ hội lớn cho mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Cũng theo Thương vụ Việt Nam tại Indonesia, Bộ Nông nghiệp Indonesia cũng xác nhận Việt Nam và Thái Lan sẽ là hai nguồn cung cấp gạo chính cho đợt thu mua 1,5 triệu tấn gạo dự trữ sắp tới cho quốc gia vạn đảo này. Khả năng việc nhập khẩu gạo này sẽ được thực hiện sớm nhất trong tháng 10/2023.

Indonesia chọn Việt Nam là nguồn cung chính cho các đợt thu mua lúa gạo vì theo Thương vụ Việt Nam tại Indonesia, gạo Việt Nam luôn là nguồn cung uy tín, giành được sự tin tưởng của chính phủ và người tiêu dùng Indonesia trong bối cảnh nước này đang phải đối mặt với sự thiếu hụt về sản lượng lương thực sản xuất trong nước do ảnh hưởng bởi hiện tượng thời tiết El Nino. Điều này giúp khẳng định thêm vị thế, uy tín chất lượng của hạt gạo Việt Nam.

Trước đó, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia đã có Văn bản số 08/SQ/TV/2023 ngày 27/3/2023 gửi Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương Việt Nam đề cập về việc nhập khẩu gạo dự trữ quốc gia của Indonesia trong năm 2023. Theo Thương vụ Việt Nam, Indonesia là thị trường xuất khẩu gạo truyền thống và trọng điểm của Việt Nam.

Cụ thể, Chính phủ Indonesia đã ra quyết định sẽ nhập khẩu 2 triệu tấn gạo dự trữ quốc gia trong năm 2023, trong đó 500.000 tấn sẽ được thực hiện sớm nhất có thể. Liên quan tới gạo dự trữ quốc gia trong năm 2023, Indonesia đã quyết định gia tăng lượng gạo thu mua dự trữ lên 2,4 triệu tấn thay vì 1,2 triệu tấn như hiện nay, nhằm bảo đảm an ninh lương thực của quốc gia này.

Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương đã ra khuyến cáo gửi các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo Việt Nam, đề nghị họ cần chủ động theo dõi sát tình hình thị trường, đánh giá đẩy đủ các cơ hội cũng như rủi ro để xây dựng phương án giao dịch, ký kết hợp đồng phù hợp, bảo đảm hiệu quả xuất khẩu cũng như góp phần tiêu thụ hết thóc, gạo hàng hóa cho người nông dân với giá có lợi.

Bên cạnh đó, Cục Xuất nhập khẩu cũng lưu ý các thương nhân chủ động phương án phòng ngừa các rủi ro về giá cả, thanh toán và giao hàng trong bối cảnh tình hình thương mại thế giới đang có nhiều biến động.

Ngày 23.3, trả lời câu hỏi của phóng viên về quan điểm của Việt Nam đối với phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 14.3 và Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines ngày 17.3 về vấn đề Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ:

"Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế, cũng như có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của mình được xác lập phù hợp với Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng

Liên quan đến các yêu sách ở Biển Đông trái luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982, lập trường của Việt Nam là luôn rõ ràng, nhất quán và đã được khẳng định nhiều lần, theo đó Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ tất cả các yêu sách này.

Việt Nam mong muốn các quốc gia liên quan thực sự tôn trọng và tuân thủ các quy định của UNCLOS 1982, cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và tìm kiếm các giải pháp cơ bản, lâu dài ở Biển Đông".

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo cấp cao trong chính phủ và quân đội Hàn Quốc và Philippines, thảo luận về thúc đẩy an ninh khu vực và tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác quốc phòng.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Llyod Austin. (Nguồn: AP)

Ngày 27/1, Phó phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Sabrina Singh cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Llyod Austin sẽ bắt đầu chuyến công du Hàn Quốc và Philippines từ ngày 28/1 theo giờ Mỹ.

Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, bà Singh đưa ra thông tin trên tại một cuộc họp báo nhưng từ chối đề cập chương trình nghị sự chi tiết của chuyến thăm.

Theo lời bà Singh, khi tới thăm Hàn Quốc, Bộ trưởng Llyod Austin sẽ có cuộc gặp với Tổng thống nước chủ nhà Yoon Suk-yeol, trong đó ông tái nhấn mạnh cam kết của Mỹ trong bảo vệ khu vực.

Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng ra thông báo về chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.

Thông báo nêu rõ ông Austin sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo cấp cao trong chính phủ và quân đội của Hàn Quốc và Philippines, thảo luận về thúc đẩy an ninh khu vực và tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác quốc phòng song phương.

Trong chuyến thăm, Bộ trưởng Austin cũng sẽ khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của Mỹ trong việc hợp tác với các đồng minh và đối tác ủng hộ tầm nhìn chung về bảo vệ khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Thông tin về chuyến thăm của Bộ trưởng Austin được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và Hàn Quốc đang chuẩn bị cho cuộc tập trận vận hành phương tiện răn đe mở rộng (DSC TTX) dự kiến diễn ra vào tháng tới./.

Nguồn:https://www.vietnamplus.vn/bo-truong-quoc-phong-my-cong-du-han-quoc-va-philippines/843085.vnp

CHÂU Á DẪN DẦU NHẬP KHẨU GẠO VIỆT NAM

Về thị trường xuất khẩu gạo, Philippines, Trung Quốc và Indonesia là 3 thị trường dẫn đầu; trong đó, Philippines vẫn là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.

Cụ thể, trong 9 tháng năm 2023, xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines đạt trên 2,44 triệu tấn, đạt kim ngạch 1,29 tỷ USD, giảm 1,1% về lượng nhưng tăng 12,8% về kim ngạch cùng kỳ năm 2022. Quốc gia này chiếm 38% về lượng và chiếm 36,5% về kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Xếp vị trí thứ hai là Trung Quốc chiếm 13,3% trong tổng lượng và chiếm 14% trong tổng kim ngạch, đạt 858.848 tấn (tương đương 495,78 triệu USD), đạt giá trung bình 577,3 USD/tấn, tăng mạnh 37,2% về lượng và tăng 55,2% kim ngạch. Giá tăng 13,1% so với 9 tháng năm 2022.

Indonesia đứng vị trí thứ ba, đạt 884.177 tấn (tương đương 462,61 triệu USD), giá 523,2 USD/tấn, tăng mạnh 1.667% về lượng, tăng 1.794% kim ngạch và tăng nhẹ 7,2% về giá so với 9 tháng năm 2022, chiếm 13,8% trong tổng lượng và chiếm 13% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. Đây là thị trường đầy tiềm năng và liên tục xuất hiện nhiều tín hiệu lạc quan, tăng trưởng rất mạnh trong thời gian gần đây cũng như trong sắp tới.

Cũng theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)  đạt 4,64 triệu tấn, tương đương 2,49 tỷ USD, tăng 29,7% về lượng, tăng 46,9% kim ngạch.

Xuất khẩu sang các thị trường thuộc khu vực Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương(CPTTP) đạt 459.451 tấn, tương đương 247,33 triệu USD, tăng 7% về lượng, tăng 18,2% kim ngạch. Riêng xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á đạt trên 3,75 triệu tấn, tương đương 1,98 tỷ USD, tăng 28,5% về lượng, tăng 45,6% kim ngạch.

Trong tổng lượng xuất khẩu gạo khoảng 4,2 triệu tấn, riêng 3 thị trường ở Châu Á gồm Philippines, Trung Quốc và Indonesia chiếm đến 65,4% tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước trong 9 tháng đầu năm 2023.