Tây Sơn Nữ Tướng Bình Tinh Tiểu Sử Về Ai Cập

Tây Sơn Nữ Tướng Bình Tinh Tiểu Sử Về Ai Cập

Bình Tinh hóa thân Đô đốc Bùi Thị Xuân - vai diễn nặng ký thứ 2 trong sự nghiệp của nữ nghệ sĩ cải lương. Cô gặp áp lực, ám ảnh vì nhân vật cả trong giấc ngủ.

Bình Tinh hóa thân Đô đốc Bùi Thị Xuân - vai diễn nặng ký thứ 2 trong sự nghiệp của nữ nghệ sĩ cải lương. Cô gặp áp lực, ám ảnh vì nhân vật cả trong giấc ngủ.

Bình Tinh vui vì Huỳnh Long có thêm thử thách

Bình Tinh tâm sự khi còn ở ghế nhà trường cô đã thích nhân vật nữ tướng Bùi Thị Xuân. Trước đây, cô từng hợp tác với đạo diễn Lê Nguyên Đạt trong các vở sử Việt như Vương quyền, Vương đạo.

Tuy nhiên, đến vở Tây Sơn nữ tướng thì Bình Tinh mới có cơ hội thể hiện đúng sở trường của mình là đào võ.

Vì vậy, Bình Tinh rất nâng niu cơ hội này.

Cô tìm đọc các tư liệu để tìm hiểu về nhân vật, diễn xuất tìm cách cân bằng hình ảnh người nữ tướng anh hùng trên chiến trường, trên quan trường và mềm mại trong gia đình với hình người vợ, người mẹ.

Hạnh phúc của Bình Tinh càng nhân lên khi trong Tây Sơn nữ tướng còn có các diễn viên trẻ của Đoàn tuồng cổ Huỳnh Long tham gia.

Đó là Trọng Nhân với vai Cảnh Thịnh và Bảo Ngọc vai Huỳnh Cúc.

Bình Tinh chia sẻ cô rất muốn làm vở sử Việt, tuy nhiên các diễn viên trẻ đoàn của cô chủ yếu từ hát bội chuyển qua cải lương tuồng cổ.

Nghệ sĩ Bình Tinh (trái, vai Bùi Thị Xuân) và diễn viên trẻ Trọng Nhân (vai vua Cảnh Thịnh) - Ảnh: LINH ĐOAN

"Các bạn đang dần được rèn về diễn xuất, nhưng về giọng ca còn hạn chế. Quan điểm của tôi là cái gì chắc mới làm, nên chúng tôi sẽ rèn giũa các em thêm, hy vọng khi có đủ lực sẽ làm vở diễn sử Việt để phục vụ công chúng.

Hiện tại, trong Tây Sơn nữ tướng, hai em trẻ của đoàn tham gia nhận được một số lời khen ngợi khiến tôi mừng lắm.

Đây là cơ hội để các em học hỏi nghề, cọ xát những vai diễn chuyên nghiệp vì sắp tới vở sẽ được thầy Đạt đưa dự Liên hoan cải lương toàn quốc tại Cần Thơ" - Binh Tinh nói.

Bình Tinh (trái, vai Bùi Thị Xuân), diễn viên Bảo Ngọc của Đoàn tuồng cổ Huỳnh Long vai Huỳnh Cúc - Ảnh: LINH ĐOAN

Sau đêm công diễn "cháy vé", đi dự thi liên hoan về, ê kíp thực hiện Tây Sơn nữ tướng lên kế hoạch tổ chức thêm vài đêm diễn nữa để phục vụ khán giả.

Tháng 10 này có ba vở cải lương sử Việt công diễn tại Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang. Đó là vở Tây Sơn nữ tướng (tối 5-10), vở Truyền tích Cổ Loa xưa (tối 6-10) và Người mang 9 án tử (19-10).

Trong hàng tướng lĩnh của vua Quang Trung cũng có khá nhiều nữ tướng. Nổi bật hơn cả là 5 vị, thường gọi là "Tây Sơn ngũ phụng thư". Đứng đầu là Đô đốc Bùi Thị Xuân, tên rất quen thuộc trong sử sách. Bà Xuân người làng Xuân Hòa, nay thuộc xã Bình Phú, huyện Tây Sơn. Bà xinh đẹp, giỏi võ nghệ, thường sử dụng song kiếm. Theo truyền thuyết, bà vào rừng săn bắn, giết chết trăn lớn cứu thoát con voi trắng là chúa đàn voi rừng nên được cả đàn voi thần phục. Bà còn đánh hổ cứu ông Trần Quang Diệu. Sau hai người thành gia thất, cùng phò giúp Nhà Tây Sơn, trở thành những tướng lĩnh trụ cột của vua Quang Trung. Bà Xuân được phong Đô đốc. Ông Diệu thành Đại tướng quân.

Đô đốc Nguyễn Thị Dung, người làng Phổ Lạc, nay thuộc xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Bà là em ruột quan Thái bảo Nguyễn Văn Xuân và là vợ Đô đốc Trương Đăng Đồ (người thôn Mỹ Khê, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh). Trương Đăng Đồ vừa là văn thần vừa là võ tướng của Quang Trung.

Nữ tướng Huỳnh Thị Cúc, người làng Dương Quang, nay thuộc xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức. Bà là em ruột Đô đốc Huỳnh Văn Thuận, một vị tướng giỏi của quân Tây Sơn.

Nữ tướng Bùi Thị Nhạn là con út của ông Bùi Đắc Lương, một nhà giàu ở thôn Xuân Hòa. Bà là cô họ của Đô đốc Bùi Thị Xuân nhưng tuổi cùng trang lứa. Theo tác giả "Nhà Tây Sơn" là Quách Tấn - Quách Giao thì "Bùi Thị Nhạn kết duyên cùng Nguyễn Huệ sau khi bà Phạm Thị Liên (vợ trước của ông) qua đời."

Nữ tướng Trần Thị Lan là em ruột bà Trần Thị Huệ (vợ đầu của Nguyễn Nhạc), người thôn Trường Định, huyện Tuy Viễn. Bà rất giỏi võ nghệ, kiếm thuật, luyện thân đi nhẹ như chim én nên có tên hiệu Ngọc Yến. Bà là vợ Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết.

5 vị nữ tướng trong "Ngũ phụng thư" đều rất giỏi võ nghệ, côn kiếm, có tài tổ chức, huấn luyện đạo tượng binh gồm hơn 100 thớt voi và 4 đạo nữ binh hơn 2000 người. Mỗi thớt voi lại có một nữ binh điều khiển. Đô đốc Bùi Thị Xuân có biệt tài luyện voi chiến, làm quân Thanh thất đảm kinh hồn bởi đạo quân voi ấy. Bà còn sáng tạo ra thứ lương khô đảm bảo cho quân đi liên tục trong chiến dịch thần tốc giải phóng Thăng Long - đó là bánh tráng. Có lẽ để ghi công bánh ấy mà dân Bắc Hà gọi là "Bánh Đống Đa", lâu dần rút gọn thành "bánh đa" chăng?

Khi Nhà Tây Sơn lâm vào thế suy tàn, hai nữ tướng Bùi Thị Xuân và Huỳnh Thị Cúc cùng các nữ binh liều chết mở đường máu, phá tan vòng vây quân Nguyễn Ánh ở Đâu Mâu (Quảng Bình), đưa vua Cảnh Thịnh qua sông Nhật Lệ an toàn. Bà Huỳnh Thị Cúc đã anh dũng hy sinh tại đây.

Ngoài ra còn có nữ tướng Vũ Thị Đức, người ở Phù Ly (nay thuộc huyện Phù Mỹ). Bà Đức là con gái thứ hai Đô đốc Ân Quang hầu Vũ Đình Huấn. Trong chiến dịch đại phá quân Thanh xuân Kỷ Dậu 1789, bà Đức cùng cha chỉ huy quân Tây Sơn diệt đồn Gián Khẩu (Ninh Bình). Sau khi diệt xong đồn, bà Đức cưỡi voi thúc quân truy kích địch. Con voi của bà bị sa xuống bãi lầy thuộc thôn Thượng Hòa, xã Gia Thanh, huyện Hoa Lư không lên được. Bà Đức đã tử trận cùng con voi. Sau này, dân địa phương lập đền thờ nữ tướng Vũ Thị Đức gần nơi bà hy sinh. Nay đền thờ đã hư hỏng, chỉ còn một miếu nhỏ.

Bà Võ Thị Thái quê ở xã Bình Chương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Bà là em ruột Đô đốc Võ Thông. Bà Thái là Đô đốc kỵ binh, chỉ huy việc vận chuyển quân trang, khí cụ, lương thực từ Vị Hoàng (Nam Định) đến mặt trận Ngọc Hồi (Thường Tín, Hà Tây) trong chiến dịch giải phóng Thăng Long xuân Kỷ Dậu. Bà chẳng may bị trúng đạn, tử thương tại chiến trường.

Nhắc lại vài nét lịch sử của các vị nữ tướng thời Tây Sơn, để thấy truyền thống anh hùng bất khuất của phụ nữ Việt Nam, từ Bà Trưng, Bà Triệu đến nay, thời nào cũng sản sinh những nữ dũng tướng tài ba, Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, góp công xứng đáng vào sự nghiệp dựng nước, giữ nước của dân tộc ta.

Lần đầu tiên, Bình Tinh và Minh Trường đóng cặp

Bình Tinh vui vẻ cho Tuổi Trẻ Online biết đây là lần đầu tiên cô và nghệ sĩ Minh Trường đóng cặp trong một vở diễn.

Minh Trường vào vai phó tướng Trần Quang Diệu, chồng của Đô đốc Bùi Thị Xuân. Minh Trường vốn có giọng hát đẹp, bởi anh từng đoạt Chuông vàng vọng cổ.

Vì thế, khi vô vở diễn này Bình Tinh mừng vì anh em cô hỗ trợ qua lại rất hiệu quả. Minh Trường chỉ thêm cho Bình Tinh phần ca, còn Bình Tinh hỗ trợ Minh Trường phần vũ đạo.

Tây Sơn nữ tướng khắc họa hình ảnh nữ tướng Bùi Thị Xuân.

Vở lấy bối cảnh khi Quang Trung Nguyễn Huệ băng hà, hoàng đế đã tin cậy nhờ vợ chồng Bùi Thị Xuân - Trần Quang Diệu phò tá Nguyễn Quang Toản, tức vua Cảnh Thịnh, giúp triều Tây Sơn đang hồi suy yếu.

Vua còn trẻ nên thiếu bản lĩnh, gian thần lộng hành. Bên ngoài thì đội quân Nguyễn Ánh ngày càng lớn mạnh. Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu oằn gánh nước non và giữ khí tiết cho đến lúc chết.

Trong vở diễn này, có thể nói vai diễn Bùi Thị Xuân của Bình Tinh là nặng nhất, xuất hiện gần như từ đầu tới cuối vở.

Với Bình Tinh, đó cũng chính là vai nặng nề nhất trong con đường nghệ thuật của cô tính tới giai đoạn này.

Nghệ sĩ Bình Tinh (vai Bùi Thị Xuân) và Minh Trường (vai Trần Quang Diệu) trong Tây Sơn nữ tướng - Ảnh: LINH ĐOAN